Cebu Pacific là một trong những hãng hàng không lâu đời nhất của Philippines, thành lập vào năm 1988, có trụ sở tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino, Pasay, Manila. Hãng luôn đạt được mức tăng trưởng tốt nhất trong kinh doanh hàng không, khi đi đầu trong phân khúc hàng không giá rẻ từ năm 1996 với khẩu hiệu “giá vé thấp, giá trị lớn”. Với mức giá rẻ nhất cùng đội bay hiện đại và chuyên nghiệp, Cebu Pacific hiện đã khai thác nhiều chuyến bay rộng khắp 28 thành phố của khu vực Bắc Á, Trung Đông, Asean và châu Úc.
Chặng bay |
Hạng ghế |
Hành lý xách tay |
Hành lý ký gửi |
Mọi chặng bay |
Hạng phổ thông |
Đối với các chuyến bay Airbus không được vượt quá kích thước 56cm x 36cm x 23cm và trọng lượng không quá 7kg. Đối với các chuyến bay ATR: kích thước là 56cm x 35cm x 20cm và trọng lượng không quá 5kg. Được phép mang 1 kiện hành lý xách tay. |
Được phép mang theo tối đa 20kg |
Hạng Thương gia |
Được phép mang theo 2 kiện hành lý. Đối với chuyến bay Airbus trọng lượng không quá 7kg (kích thước 56cm x 36cm x 23cm). Đối với các chuyến bay ATR: trọng lượng không quá 5kg ( kích thước:56cm x 35cm x 20cm). |
Được phép mang theo tối đa 32kg. |
Chính sách hỗ trợ dành cho người khuyết tật
Chính sách dành cho hành khách là trẻ sơ sinh
Chính sách dành cho hành khách trẻ em, người chưa thành niên
Chính sách dành cho phụ nữ mang thai
Thời gian làm thủ tục bay có thể sẽ không giống nhau nếu chuyến bay của bạn được khai thác và vận hành bởi hãng bay đối tác của Cebu Pacific. Để cho chuyến bay được suôn sẽ và thuận lợi, hành khách có thể tham khảo bảng bên dưới.
Chặng bay |
Thời gian làm thủ tục bay khuyến nghị |
Thời hạn làm thủ tục bay |
Nội địa |
1 giờ trước khi khởi hành |
45 phút trước giờ khởi hành |
Quốc tế |
3 giờ trước khi khởi hành |
2 giờ trước khi khởi hành |
Ngoài check –in truyền thống tại quầy dịch vụ, hành khách cũng có thể làm thủ tục bay trực tuyến cho chuyến bay của Cebu Pacific. Bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Hành khách truy cập vào trang web hỗ trợ làm thủ tục của Cebu Pacific
Bước 2: Nhập mã đặt chỗ hoặc thông tin đặt chỗ theo hướng dẫn
Bước 3: Điền thông tin đầy đủ theo yêu cầu
Bước 4: Sao lưu hoặc in thẻ để lên tàu
Nhìn chung, tất cả hành khách đều được phép yêu cầu hoàn tiền với các lý do cá nhân bao gồm ốm đau, mang thai, qua đời hay tự hủy đặt chỗ, hoặc do hãng hủy chuyến/thay đổi lịch bay, đặt chỗ trùng lặp. Tuy nhiên mỗi hãng hàng không khác nhau có các chính sách khác nhau về việc xét duyệt và chấp thuận lý do yêu cầu hoàn tiên. Để có thông tin chính xác, bạn có thể truy cập Chính sách hoàn tiền của Cebu Pacific, hoặc liên hệ phòng vé chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ.
Hãng hàng không Cebu Pacific cho phép bạn thay đổi ngày giờ và hành trình chuyến bay. Tuy nhiên vệc thay đổi phải được thực hiện trước ít nhất 24 tiếng so với giờ bay và phải trả một khoản phí nhất định. Để xem hướng dẫn hoàn chỉnh về cách đổi lịch bay, bạn tham khảo Điều khoản & Điều kiện Đổi lịch bay của Cebu Pacific. Nếu chuyến bay của bạn không được áp dụng, có thể liên liên hệ trực tiếp đến hãng Cebu Pacific để được hỗ trợ và đổi vé.
Cebu Pacific là một trong những hãng hàng không lâu đời nhất Philippines được thành lập vào tháng 08 năm 1988. Hãng đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với mức giá rẻ chưa từng có, khi đưa ra thị trường với lời hứa sẽ mang đến những tấm vé với “giá vé thấp, chất lượng cao” vào ngày 8 tháng 3 năm 1996. Từ đó, hãng đã bay cùng hơn 100 triệu hành khách hàng năm và số lượng này đang không ngừng gia tăng.
Hãng hàng không Cebu Pacific là một trong những hãng lớn nhất trong ngành công nghiệp vận tải hàng không Philippines, khai thác các chuyến bay đến 28 thành phố ở 18 quốc gia ở ASEAN, Bắc Á, Australia và Trung Đông. Cebu Pacific luôn tạo cho khách hàng một cảm giác thân thiện, an toàn trên mỗi chuyến bay với phong cách phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp cùng giá vé rẻ. Chính vì thế Cebu Pacific đã vượt qua hãng hàng không Philippines Airlines (PAL), và trở thành hãng hàng không lớn nhất nước về số lượng chuyến bay hằng tuần.
Cebu Pacific chuyên phục vụ khách hàng trong các hành trình ngắn với 47 máy bay Airbus gồm nhiều chủng loại hiện đại. Chưa dừng lại ở đó đến năm 2021, Cebu Pacific sẽ nhận thêm nhiều máy bay Airbus A320 và 30 máy bay Airbus A321 để khai thác đường bay dài đến các quốc gia châu Âu. Về phi đội máy bay mới, Cebu Pacific sẽ được đưa vào khai thác những chuyến bay trực tiếp từ 4 trung tâm của hãng, để đến các khu vực trọng điểm quan trọng trên thế giới.
Hãng hàng không Cebu Pacific khai thác các đường bay phong phú đến các địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, thông qua hạng mục vé máy bay giá rẻ và các chương trình khuyến mãi mở bán thường xuyên. Với những lợi thế này, Cebu Pacific đảm bảo sẽ mang tới cho mọi khách hàng ở các quốc gia những tấm vé máy bay giá rẻ hơn đến 40% mức giá thị trường. Và các hạng vé này, sẽ được phục vụ tận tay khách hàng thông qua phòng vé ở từng quốc gia.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ trong nhiều năm liền, Cebu Pacific nhận được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá như: Năm 2011 Digital Filipino Web Awards đã bầu chọn Cebu Pacific là hãng hàng không tốt nhất về chất lượng máy bay và cũng trong năm này hãng được Airport Transport World bình chọn là hãng hàng không đạt lợi nhuận cao nhất năm. Vào năm 2012 Cebu Pacific nhận giải thưởng là hãng hàng không giá rẻ nhất của năm do Budgies and Travel Awards bình chọn. Ngoài ra, Cebu Pacific còn nhận được rất nhiều giải thưởng khác và phản hồi tích cực từ hành khách. Điều này đã đưa tên tuổi của hãng hàng không Cebu Pacific ngày càng lớn mạnh và uy tín trên toàn thị trường thế giới.
Cebu Pacific thành lập vào năm 1988 và bắt đầu bay thương mại với chuyến bay đầu tiên từ Manila tới Cebu vào ngày 8 tháng 3 năm 1996. Những năm đầu tiên, hãng chủ yếu khai thác các tuyến nội địa và gặp khá nhiều khó khăn, thậm chí đã buộc phải dừng bay một thời gian ngắn, sau một vụ tai nạn máy bay chết người vào năm 1998.
Từ năm 2000, hãng được cấp phép bắt đầu vận chuyển các chuyến bay quốc tế trong khu vực bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hong Kong và Hàn Quốc. Chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Manila tới Hong Kong được khởi hành vào ngày 11/11/2001 với tần suất 2 chuyến/ngày. Ngày 1/3/2002 hãng bắt đầu khai thác 3 chuyến/ngày tại Seoul và nhiều chuyến bay khác đến các nước trong khu vực.
Những năm sau đó, thị trường của ngành hàng không châu Á có nhiều diễn biến bất lợi, nhất là ảnh hưởng của đại dịch SARS, khiến cho hoạt động của hãng tiếp tục gặp khó khăn, dẫn đến phải đóng cửa nhiều đường bay quốc tế. Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và thu hút thêm nhiều hành khách, đến năm 2005, hãng tuyên bố chuyển sang mô hình khai thác chi phí thấp.
Để có thể đạt được mục tiêu giảm chi phí khai thác cũng như tăng hệ số sử dụng tàu bay, hãng đã loại bỏ những chiếc McDonnell Douglas DC-9 và Boeing 757 đời cũ để chuyển sang dòng Airbus A320. Năm 2006, những chiếc máy bay DC-9 và B757 cuối cùng rời khỏi đội bay và được thay thế bằng dòng máy Airbus A319, Airbus A320. Cũng trong năm 2006, các đường bay quốc tế tới Singapore và Hong Kong bắt đầu được khôi phục.
Do đặc thù ở Philippines với 2/3 các sân bay ở quy mô nhỏ và không thể tiếp nhận các máy bay phản lực, vì vậy để khai thác các đường bay nội địa thì các dòng máy bay cánh quạt nhỏ vẫn là lựa chọn tối ưu. ATR72 đã được hãng lựa chọn và đặt mua thêm 6 chiế, cộng quyền ưu tiên mua thêm 8 chiếc được kí vào tháng 6 năm 2007. Những chiếc ATR72-500 đầu tiên được Cebu Pacific nhận về đầu năm 2008 và hiện đang có 8 chiếc loại này trong đội bay.
Những sự thay đổi chiến lược đã đem lại thành quả bước đầu cho hãng, khi vào năm 2008, Cebu Pacific được ghi nhận là hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đồng thời được xếp thứ 5 trong top các hãng hàng không giá rẻ của châu Á và thứ 23 của thế giới.
Nhằm thu hút vốn đầu tư để phát triển thêm, hãng đã đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán sau khi thực hiện IPO vào năm 2010. Đến năm 2011, Cebu Pacific đạt cột mốc vận chuyển được 50 triệu hành khách từ khi thành lập. Sau khi đã khá thành công với các chặng bay trong khu vực châu Á, Cebu Pacific cũng đặt tham vọng “tấn công” vào các thị trường xa hơn như Trung Đông, Úc và Mỹ. Hãng đã lựa chọn dòng máy bay Airbus A330-300 để thực hiện cho tham vọng này.
Vào tháng 3 năm 2014, hãng hàng không Cebu Pacific đã hoàn tất việc thâu tóm toàn bộ Tiger Air Philippines, sau khi mua nốt 40% cổ phần từ Tiger Airways Holdings của Singapore. Sau khi trở thành công ty con của Cebu Pacific, Tiger Air Philippines đã được đổi tên thành Cebgo từ tháng 5/2015, nhằm nhấn mạnh sự liên kết về hoạt động với công ty mẹ. Cebgo hoạt động như 1 hãng độc lập với code IATA riêng, chuyên tập trung vào các đường bay nội địa ngắn, sử dụng toàn bộ đội tàu bay ATR72 của Cebu Pacific. Các chuyến bay của Cebgo chỉ khai thác tại nhà ga T4 sân bay Manila, còn Cebu Pacific khai thác tại nhà ga T3.
Cebgo là nhà khai thác cho loại máy bay ATR72-600 mới được Cebu Pacific nhận về cuối tháng 9 năm 2016. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trong hợp đồng đặt mua 16 chiếc cùng loại được kí với nhà sản xuất ATR tại Paris Air Show 2015, có trị giá 673 triệu USD. Những chiếc ATR72-600 của Cebu Pacific được trang bị cấu hình mới, với cabin rộng hơn hầu hết các dòng máy bay cánh quạt hiện tại, do đó có thể chở được tới 78 hành khách, nhiều hơn tới 10 khách so với cấu hình thông thường của dòng máy ATR72-500.
Với chiến lược khai thác chi phí thấp nên những chiếc A330 của Cebu Pacific bạn đầu chỉ có hạng ghế phổ thông và nhờ vậy có thể chở tối đa tới 436 hành khách. Trung Đông, nơi có hơn 1 triệu lao động Philippines đang làm việc, là thị trường đầu tiên được hãng lựa chọn với đường bay tới Dubai, UAE (khai trương vào tháng 10/2013). Tiếp theo sau đó là Riyadh, Saudi Arabia khai thác vào tháng 10/2014 và Doha, Qatar là tháng 6/2015. Hãng cũng bắt đầu bay tới thành phố Sydney từ tháng 9/2014.
Vào tháng 3 năm 2014, hãng hàng không Cebu Pacific đã hoàn tất việc thâu tóm toàn bộ Tiger Air Philippines, sau khi mua nốt 40% cổ phần từ Tiger Airways Holdings của Singapore. Sau khi trở thành công ty con của Cebu Pacific, Tiger Air Philippines đã được đổi tên thành Cebgo từ tháng 5/2015, nhằm nhấn mạnh sự liên kết về hoạt động với công ty mẹ. Cebgo hoạt động như 1 hãng độc lập với code IATA riêng, chuyên tập trung vào các đường bay nội địa ngắn, sử dụng toàn bộ đội tàu bay ATR72 của Cebu Pacific. Các chuyến bay của Cebgo chỉ khai thác tại nhà ga T4 sân bay Manila, còn Cebu Pacific khai thác tại nhà ga T3.
Cebgo là nhà khai thác cho loại máy bay ATR72-600 mới được Cebu Pacific nhận về cuối tháng 9 năm 2016. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trong hợp đồng đặt mua 16 chiếc cùng loại được kí với nhà sản xuất ATR tại Paris Air Show 2015, có trị giá 673 triệu USD. Những chiếc ATR72-600 của Cebu Pacific được trang bị cấu hình mới, với cabin rộng hơn hầu hết các dòng máy bay cánh quạt hiện tại, do đó có thể chở được tới 78 hành khách, nhiều hơn tới 10 khách so với cấu hình thông thường của dòng máy ATR72-500.
Tháng 6 năm 2015, Cebu Pacific đã cho ra mắt logo và nhận diện thương hiệu mới và đây là lần đầu tiên sau 10 năm hãng thực hiện thay đổi logo. Việc thay đổi này theo hãng, nhằm đánh dấu quá trình phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua với mô hình hàng không giá rẻ tiên phong, và thể hiện tham vọng phát triển thành một hãng hàng không lớn và tầm cỡ trong tương lai. Logo mới về cơ bản vẫn giữ nguyên ý tưởng như logo cũ, với biểu tượng hình đại bàng nằm bên cạnh tên hãng, nhưng có một số thay đổi. Đó là ở biểu tượng đại bàng thì phần lông đã được tách xa hơn phần đầu và giữa các nét có khoảng cách xa hơn. Về phần tên bên cạnh các chữ cái cũng không còn viết hoa toàn bộ như trước và phông chữ cũng có chút thay đổi với các chữ cái được uốn cong nửa hình tròn. Màu sắc trên logo và tên cũng được hãng chuyển từ màu xanh tối sang màu xanh sáng hơn.
Chiếc máy bay “GetGo livery” của hãng cũng phản ánh sự thay đổi của logo ở phần đuôi máy bay. Không còn là sự lặp lại đơn giản của logo trên cánh đuôi đứng, thay vào đó, biểu tượng đại bàng được thiết kế mở rộng tràn từ nửa thân sau lên tới cánh đứng. Bên cạnh đó, dải đường cong màu vàng tươi chạy dọc của thân máy bay cũng có thiết kế lớn hơn và kéo dài lên tới phần đuôi. Tên hãng theo logo mới sẽ được sơn đồng thời ở nửa thân trên và phần bụng với kích cỡ lớn hơn trước. Biểu tượng mới này được lấy cảm hứng từ những màu sắc đặc trưng của đất nước, với biển xanh nắng vàng, đem lại cảm nhận về một Philippines ấm áp và sôi động tới khắp thế giới. Toàn bộ thiết kế cho livery mới được do nhóm thiết kế Bonsey Design đến từ Singapore thực hiện.
Năm 2015, hãng đã vận chuyển hơn 18 triệu lượt hành khách, trong đó có hơn 14 triệu lượt khách bay nội địa, chiếm gần 60% thị phần vận chuyển nội địa ở Philippines. Tính đến hết quý 2 năm 2016, mạng đường bay của hãng gồm có 56 đường bay nội địa và 42 đường bay quốc tế, với gần 2400 chuyến bay mỗi tuần. Các chuyến bay này xuất phát từ các nhà ga số 3, số 4 tại sân bay quốc tế: Manila, Cebu-Mactan, Clark, Davao và Kalibo.
Vào dịp sinh nhật lần thứ 19, hãng cũng đã cho ra mắt chương trình khách hàng thường xuyên mới (loyalty program) có tên là GetGo. Trước đây, chương trình khách hàng thường xuyên của hãng có tên gọi là CEB Club đã có hơn 1.4 triệu thành viên. Năm 2016 là một năm đặc biệt với Cebu Pacific khi hãng kỉ niệm 20 năm kể từ ngày bay chuyến đầu tiên. Đầu tháng 1, hãng đã nhận 1 chiếc A320 Sharklet mới tinh từ Airbus trong màu sơn mới. Nhân dịp lễ kỉ niệm 20 năm, hãng cũng khai trương đường bay đầu tiên tới một điểm đến tại Mỹ, đó là đảo Guam, với tần suất ban đầu 4 chuyến/tuần khi sử dụng tàu bay A320 mới.
Hiện tại, hãng hàng không Cebu Pacific đang khai thác đội máy bay gồm 57 chiếc bao gồm 5 chiếc A319, 36 chiếc A320, 10 chiếc ATR72 và 6 chiếc A330-300. Trong vòng 5 năm tới, hãng dự định sẽ nhận thêm 2 tàu A330 (kí hợp đồng mua với Airbus tháng 8/2016), 32 chiếc A321 NEO (kí năm 2011) và 14 chiếc ATR72-600. Những chiếc ATR72-600 được nhận về từ nay cho đến năm 2020 sẽ thay thế cho đội bay 8 chiếc dòng -500 hiện tại. Trong khi đó, những chiếc A319 đang được bán dần và sẽ biến mất khỏi đội bay vào năm 2018. Với chiến lược mới này, sẽ giúp hãng Cebu Pacific khai thác tuyệt đối các hạng vé giá rẻ cùng với những tiện ích tốt nhất, xứng đáng trở thành hãng hàng không dẫn đầu của Philippines.