Đài Trung – vùng đất được thiên nhiên ban tặng với những thắng cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt hơn nữa chính là “viên ngọc xanh” mang tên quần đảo Bành Hồ.
Khoảng từ thế kỷ thứ 16, đảo Bành Hồ được người dân Châu Âu gọi là đảo Ngư Ông. Hòn đảo này được đặt theo tên Bành Hồ bởi ngoài khung cảnh có tiếng sóng vỗ bờ, tạo nên âm thanh “peng peng”, trong cảng mặt nước lại vô cùng tĩnh lặng tựa như nước hồ thu. Hiện nay, Bành Hồ được xem là “viên ngọc xanh” sáng nhất trong vùng biển Đài Loan. Nền văn hóa trí tuệ và lịch sử của Đài Loan được kết tinh trên khắp hơn 90 đảo nhỏ trong quần đảo Bành Hồ. Nào, cùng khám phá hòn đảo xinh đẹp này trong bài viết dưới đây nhé!
Một vài nét về đảo Bành Hồ, Đài Loan
Với những ai đã từng đặt chân đến đảo ngọc Đài Loan, thì có lẽ quần đảo Bành Hồ là nơi để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai nhất, ấn tượng không chỉ vì cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, cấu trúc hình dạng độc đáo, mà còn ấn tượng bởi vẻ đẹp kỳ bí của nó.
Quần đảo Bành Hồ là quần đảo có diện tích vô cùng rộng lớn, với hơn 140km2, và khoảng 90 hòn đảo lớn nhỏ bao bọc xung quanh. Đảo Bành Hồ Đài Loan, hay đảo Penghu nằm ở phía Tây, thuộc eo biển Đài Loan. Hơn nữa, nó còn mang trong mình những giá trị lịch sử khá lâu đời và được xem là vùng đảo xa nhất của Đài Loan, mặc dù ở vị trí khá xa, phải đi bằng tàu hoặc máy bay từ Đài Loan, nhưng hằng năm nơi đây vẫn thu hút hàng triệu lượt du khách, bởi quần đảo này khá đẹp và cực kỳ thú vị, với lượng hải sản phong phú và giàu có.
Cả quần đảo có khoảng gần 1000 nhân khẩu, trong đó dân số tập trung đông và chủ yếu quanh đảo chính Bành Hồ, với nghề chính là đánh bắt thủy – hải sản.
Bởi vì có một lượng lớn mắc ma Bazan của núi lửa, kết hợp với sự xóa mòn thường xuyên, theo thời gian đã tạo nên địa chất và hình thành ra những cảnh quan tuyệt vời như ngày hôm nay. Nhờ cấu tạo độc đáo ấy mà khi nhìn từ trên cao, đảo Bành Hồ chẳng khác nào một cô gái yêu kiều, với những đường cong quyến rũ đặc biệt. Do vị trí nằm ở eo biển Đài Loan, nên đảo Bành Hồ cũng chịu ảnh hưởng chút ít, những đường cong rải rá khắp khu vực đảo khiến cả quần đảo mang vẻ đẹp tuyệt vời đến không ngờ. Chính sự kỳ diệu ấy đã khiên quần đảo Bành Hồ được xướng lên vào top những hòn đảo tuyệt nhất của thế giới.
Những điều thú vị trên đảo Bành Hồ
Cảnh quan bãi cát trắng, đá Bazan đẹp nhất thế giới
Trên toàn thế giới có 6 loại địa chất đá Bazan, thì ở Bành Hồ đã có đến 5 loại. Trong 99 hòn đảo của quần đảo Bành Hồ, ngoài hòn đảo nhỏ Hoa Dữ nằm về phía cực Đông, thuộc địa chất đá mắc-ma phun trào Andesit, còn các hòn đảo còn lại khác đều là địa chất đá núi lửa Bazan.
Cảnh quan đá Bazan tại đảo Bành Hồ vô cùng độc đáo và đa dạng
Địa hình đá Bazan của đảo Bành Hồ chính là dung nham nóng chảy, do nguội đi trong khoảng thời gian và trong môi trường khác nhau sẽ tạo ra những cảnh quan độc đáo, và xuất hiện các kiểu tạo hình gồm cấu trúc mấu đốt, nếp gấp và đứt gãy địa tầng. Chẳng hạn như loại đá Bazan hình cột, đá hình lục giác có góc cạnh sắc nét rất được du khách yêu thích, vách đá Bazan “động Cá Voi” trên đảo Tiểu Môn bì mài mòn do sóng đánh liên tục, sau cùng bị thủng trở thành cổng tò vò, cảnh quan đảo đá Bazan ở đảo Viên Bối tạo thành các đốt Bazan có hình tia, giống như một chiếc váy xếp li.
Ngoài cảnh quan địa chất đá Bazan độc đáo, 500 bẫy đá lợi dụng thủy triều để bắt cá nằm rải rác tại vùng biển xung quanh trên toàn huyện Bành Hồ, cũng chứa đựng rất nhiều trí tuệ về đánh bắt cá của người xưa.
Khi ghé thăm bẫy đá Thất Mỹ, rất nhiều người nhầm tưởng bẫy đá Thất Mỹ có hình hai trái tim lồng vào nhau là cảnh quan nhân tạo do con người cố ý tạo ra, vì trong những năm gần đây, Bành Hồ muốn thúc đẩy quảng bá du lịch biển, nhưng thực ra, bẫy đá này đã có lịch sử hơn 300 năm trước, là sáng kiến do ngư dân Bành Hồ thời xưa phát huy, tạo ra phương pháp đánh bắt cá bằng cách lợi dụng độ chênh lệch do thủy triều lên xuống tại vùng nước nông, sử dụng các loại đá có sẵn ở gần như: đá san hô, và đá Bazan xếp chồng lên nhau thành hình tròn, tạo thành bẫy đá.
Hình ảnh 2 trái tim lồng vào nhau ở bẫy đá Thất Mỹ tuyệt đẹp
Những đến nhiều năm về sau, phương pháp đánh bắt cá kiểu cổ xưa đã dần bị con người đi vào quên lãng, và lưu lại cảnh quan bẫy đá như ngày nay, có một số thì biến mất do bị phá hủy theo thời gian, vì vậy, gần đây Bành Hồ đã đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục bẫy đá, cho mời những người dân và thợ tại địa phương thành thục phương pháp xếp bẫy đá kiểu truyền thống, thành lập “đội bảo tồn bẫy đá Cát Bối”. Chính vì thế, không những được Bộ Văn hóa cấp giấy chứng nhận, mà cũng thành công giữ lại được những cảnh quan đẹp như bẫy đá Thất Mỹ có tạo hình hai trái tim lồng vào nhau, quần thể đá Cát Bối.
Hiện tại, thị trấn Mã Công và 5 xã thuộc huyện Bành Hồ đều có thể được ngắm cảnh quan bẫy đá, nhất là tại xã Bạch Sa, nằm ở phía cực Bắc là nhiều nhất. Theo điều tra, vào thời nhà Thanh trên đảo Cát Bối cũng có một bẫy đá lớn, và 4 bẫy đá nhỏ, đến thập niên 1950, người dân Cát Bối đã khôi phục và tạo mới trên 100 bẫy đá, vì vậy, nơi này được mệnh danh là “Vùng đất của bẫy đá”.
Chào đón Hội nghị thường niên Tổ chức các vịnh biển đẹp nhất thế giới
Khắp nơi trên Bành Hồ đều có những cảnh đẹp thiên nhiên, và cảnh đẹp nhân văn như: Đảo Dũng Bàn, cụm dân cư Nhị Khám, “Biển chia đôi Moses” thuộc núi Khuê Bích. Để khuyến khích du khách tham dự các tour du lịch chiều sâu, Phòng Quản lý phong cảnh nhân văn khu vực đảo Bành Hồ cũng có dự định xúc tiến các tour du lịch chọn thăm các hòn đảo khác nhau.
Huyện trưởng huyện Bành Hồ, Trần Quang Phục cho biết, huyện Bành Hồ có tổng cộng khoảng 99 đảo, mỗi một hòn đảo đều có đặc trưng riêng, vô cùng tiềm năng để phát triển du lịch theo kiểu chọn thăm các đảo khác nhau. Do vậy, lễ hội pháo hoa Bành Hồ đã bước sang năm thứ 15, năm nay đầu tiên không tổ chức ở thị trấn Mã Công, mà được tổ chức tại 5 xã còn lại, trong đó có xã Thất Mỹ và xã Vọng An.
Những cảnh quan vịnh biển đầy nhân văn ở đảo Bành Hồ
Ngoài phát triển du lịch biển, huyện Bành Hồ cũng dự định phát triển ngành du thuyền giải trí. Do tài nguyên biển bị cạn kiệt, tuổi tác của ngư dân cũng cao tuổi, 68 cảng cá và cảng quân sự trước đây của Bành Hồ đều phải đối mặt với vấn đề chuyển đổi mô hình. Do vậy, huyện Bành Hồ đã quyết định tận dụng những cảnh đẹp vịnh biển cực kỳ tuyệt vời, và chuyển đổi mô hình những cảng hiện không sử dụng đến thành cảng đỗ du thuyền.
Lễ hội du thuyền
“Lễ hội du thuyền” được tổ chức vào hạ tuần tháng 6 cũng đã vén bức màn cho hoạt động du lịch du thuyền của Bành Hồ, sang những năm kế tiếp, Bành Hồ còn tổ chức Triển lãm du thuyền quốc tế. Theo ông Trần Quang Phục cho biết, năm ngoái khi Triển lãm du thuyền quốc tế được tổ chức tại Cao Hùng, đã tại được giá trị kinh doanh đạt 4 tỷ Đài tệ trong vòng 4 ngày, sang năm chuyển địa điểm đến Bành Hồ, tương tự cũng có viễn cảnh đầy hứa hẹn.
Bắt đầu từ năm 2011, huyện Bành Hồ đặt mục tiêu trở thành “Đảo có lượng khí Carbonic phát thải thấp” và phát triển ngành năng lượng xanh.
Lễ hội du thuyền đã thúc đẩy đảo Bành Hồ phát triển ngành du thuyền giải trí
Lễ hội du thuyền được tổ chức không những thúc đẩy đảo Bành Hồ phát triển ngành du thuyền giải trí, mà cũng là sự khởi động cho việc tổ chức “Hội nghị thường niên của Tổ chức các vịnh biển đẹp nhất thế giới” vào tháng 10 năm 2018.
Bành Hồ có cảnh đẹp thiên nhiên khá độc đáo, có bãi cát trải dài, có địa chất đá Bazan tráng lệ vô cùng thu hút. Năm 2010, Bành Hồ đã tích cực tìm kiếm những cơ hội xin gia nhập Tổ chức các vịnh biển đẹp nhất Thế giới, mất 2 năm nhưng cuối cùng cũng đã thành công gia nhập, và trở thành thành viên của tổ chức này.
Lịch sử nhân văn không thua kém cảnh đẹp vịnh biển
Cảnh đẹp nhân văn của đảo Bành Hồ cũng không hề thua kém cảnh đẹp vịnh biển. Khu trung tâm của thị trấn Mã Công lấy phố Trung Ương làm trung tâm, khu vực được phát triển mở rộng ra xung quanh thành “7 phố 1 thị trấn” đã trở thành điểm đến mà du khách thích ghé thăm nhất.
Nhà trọ Trung Ương nay đã được sửa sang thành khách sạn bình dân nằm ở cuối con phố Trung Ương, là nhà trọ ra đời sớm nhất ở đảo Bành Hồ thời trước. Hình thức bề ngoài mà người ta nhìn thấy bây giờ vẫn là song cửa sổ bằng gỗ, trông tựa như mai rùa, tường ngoài áp dụng kiểu xây bằng đá rửa, trước khi sửa sang lại, trong nhà còn giữ lại cầu thang đá mài, bảng đề họ tên của chủ nhân đặt phía ngoài ngôi nhà 2 tầng của nhà trọ này, cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Tiếp tục khám phá trung tâm, có chùa Bà Thiên Hậu được công nhận là di tích quốc gia cấp 1, là điểm đến mà mọi du khách không thể bỏ qua. Ngoài chùa Bà Thiên Hậu Cung, còn có miếu Thi Công, giếng Vạn Quân, và hang Tứ Nhãn đều là những di tích cổ được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Một chuyến du lịch đến đảo Bành Hồ chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng thú vị và tuyệt vời. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không khám phá Đài Loan, vùng dất diệu kỳ với những cảnh quan tuyệt đẹp tại nơi đây nhé!