Tổng hợp điểm đến Di Hòa Viên Trung Quốc đẹp nhất

Tổng hợp điểm đến Di Hòa Viên Trung Quốc đẹp nhất là bài viết giới thiệu với các bạn về điểm đến Di Hòa viên (hay còn được gọi là Summer Palace). Di Hòa Viên có tên cổ trước đây là “Thanh Y viên”, có vị trí nằm ở phía Tây – Bắc thuộc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).

Nơi đây có kiến trúc vườn hoàng gia nổi tiếng khắp nơi trên thế giới.  Đầu những năm 1888, vườn này được xây dựng sửa sang lại, với tổng chi phí vào khoảng 3000 vạn lượng, thi công, lắp đặt trong 10 năm và đã được đổi tên thành: Di Hòa viên.

Di Hòa Viên tồn tại bao nhiêu năm?

Di Hòa Viên chính thức được xây dựng dưới thời  vua nhà Thanh, có vị trí nằm cách tỉnh Bắc Kinh 15 km  hướng về phía tây bắc.

Nơi đây nổi tiếng với nghệ thuật lâm viên với truyền thống của Trung Quốc có lịch sử xây dựng lâu đời. - EFLY

Di Hòa Viên  tồn tại trên 800 năm, trải qua rất nhiều triều đại khác nhau.

Di Hòa Viên Trung Quốc

Ghé thăm nơi này bạn sẽ bắt gặp lối kiến trúc vườn có quy mô lớn, với tổng diện tích lên tới 293 ha. Bao gồm 2 khu vực là núi Vạn Thọ và khu vực hồ Côn Minh tạo thành. Tổng số kiến trúc các loại có trong khu vực này bao gồm 3000 gian, được phân thành ba khu chức năng chính đó là khu hành chính và khu cư trú hay còn gọi là khu sinh hoạt và khu thưởng ngoạn.

Điện Nhân Thọ được xem như trung tâm của khu hành chính, nơi đây Thái hậu Từ Hy và Hoàng đế Quang Tự đã từng ngồi thiết triều và tiếp nhiều khách từ nơi khác tới.

Sau điện Nhân Thọ có ba tòa kiến trúc lớn được tiến hành xây dựng theo kiểu thức “tứ hợp viện”, gồm toà Lạc Thọ đường, tòa Ngọc Lan đường và tòa Nghi Vân quán.

Đây là nơi sinh hoạt của Từ Hy và Quang Tự, cùng hoàng hậu và cung phi. Kề bên tòa Nghi Vân quán là tòa Nhà hát Kịch thuộc khu “Đức Hòa viên”. Đây là một trong ba Nhà hát Kịch lớn nhất của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh.

Từ đỉnh núi khu Vạn Thọ trở xuống, có các kiến trúc Trí Tuệ hải, cùng gác Phật Hương, hay điện Đức Huy và điện Bài Vân cùng cửa Bài Vân, cửa Vân Huy Ngọc Vũ đều được bố trí dàn trải đều xuống. tất cả tạo thành một trục kiến trúc tuân theo lớp lang, cáu trúc tầng bậc chặt chẽ.

Phía dưới chân núi là một hành lang có chiều dài trên 700 mét, với hơn 8000 bức tranh và được vẽ trên các con rường. Kiến trúc này đến nay được công nhận là “Hành lang số một thế giới”. Phía trước của hành lang là hồ Côn Minh, với muôn trùng sóng xanh mênh nông. Kênh dẫn nước ở phía Tây của hồ được kiến tạo  theo lối kênh dẫn nước của hồ Tây (ở khu Hàng Châu).

Phía Hậu Sơn, Hậu Hồ thuộc khu núi Vạn Thọ thuộc khu rừng cổ thụ bạt ngàn với không khí trong lành. Cùng với đó hệ thống chùa, miếu đều mang phong cách kiến trúc Tây Tạng và phía khu phố thương mại cổ nằm trên dòng Tô Châu.

Kiến trúc Di Hòa Viên

Tổng thể ở Di Hòa viên là một lối  kiến trúc vườn với những đường nét nghệ thuật vô cùng độc đáo. Điểm này chiếm vị trí đặc biệt ở trong lịch sử với kiến trúc vườn ở Trung Quốc. Điểm đến này có cảnh quan với quy mô đặc biệt hoành tráng này bao gồm các kiến trúc và những cảnh quan chính sau:

Cửa Đông Cung nằm ở phía Đông của  khu du lịch Di Hòa viên. Đây được xem là địa điểm gắn liền với nhiều hoạt động chính trị và là nơi sinh hoạt đầu tiên của các vị hoàng đế triều Thanh.

Trong đó có điện Nhân Thọ là nơi tiếp kiến các vị đại thần và cũng là nơi  “Nam Bắc triều” dùng vào việc khách bốn phương, khu tẩm cung (hay còn gọi khu nghỉ dưỡng), rạp hát và khu thưởng ngoạn. Tất cả các kiến trúc tại đây đều được vẽ hoa văn sặc sỡ, với sáu cánh cửa đều được sơn màu đỏ, cùng các mũ đinh đều được dát ánh vàng.

Phía gian chính giữa có treo bức hoành phi lớn, cùng sơn son thếp vàng, phía bên trên có đề ba chữ “Di Hòa viên” – la bút tích của Hoàng đế Quang Tự năm xưa. Thành bậc phía trước có hướng ra Ngự đạo – đây là đường dành riêng cho hoàng đế. Đường có đôi rồng vờn ngọc trong mây được làm bằng đá có niên đại Càn Long.

Đôi rồng này vốn dĩ thuộc khu di tích vườn Viên Minh ( thuộc cung An Hựu), về sau được di chuyển đến đây và đây là biểu tượng tôn nghiêm của hoàng đế thời bấy giờ.

Khu Hậu Sơn, Hậu Hồ

Khu Hậu Sơn, Hậu Hồ có vị trí nằm ở phía Bắc của điểm đến Di Hòa viên, nơi đây rất ít kiến trúc, cây cối luôn xanh tươi, đường dạo uốn khúc khuỷu, phong cảnh khu này luôn tĩnh mịch. Tất cả đã hòa cùng với vẻ tráng lệ của khu tiền cảnh đem lại một phong cảnh tuyệt trần hiếm có ở nơi đâu trên trái đất.

Hồ Côn Minh có tổng diện tích 220 ha, trong đó chiếm phần lớn diện tích toàn mặt nước trong Di Hòa viên và Hồ Côn Minh chiếm tới 3/4 tổng diện tích toàn vườn.

Ở phía Nam nước xanh muôn dặm có khói sóng mịt mờ; phía Tây mặt nước phẳng lặng; phía Bắc từng lớp, từng lớp lầu, gác soi bóng in xuống mặt hồ. Hai bên dòng kênh phủ đều những rặng liễu, rặng đào khiến khung cảnh nên thơ, yên ả. Phía trên mặt hồ có một chiếc cầu lớn có 17 vòm cuốn; ở giữa hồ nổi bật lên ba hòn đảo, cùng những kiến trúc cổ điển tạo nên 1 nét độc đáo riêng.

Trường lang

Trường Lang có vị trí nằm về phía Nam của núi Vạn Thọ, với góc hướng ra hồ Côn Minh, phía Bắc Trường lang giáp với núi Vạn Thọ. Ở phía Đông giáp với cửa Yêu Nguyệt ( hay cửa đón trăng), phía Tây giáp với đình Thạch Trượng. Có tổng chiều dài là 728 mét, bao gồm 273 gian.

Đây chính là hành lang du ngoạn được xem dài nhất trong kiến trúc vườn ở Trung Quốc. Điểm này đã được đưa vào “Sách kỷ lục Guinness”. Hầu hết các con rường có trên Trường lang đều được các họa sĩ sơn, vẽ, tổng số có trên 4000 bức tranh, trong đó gồm nhiều chủ đề, như về “phong cảnh núi, sông”, “hoa, điểu, ngư, trùng”, hay  “điển cố về nhân vật”. Các nhân vật đã được thể hiện trong các bức họa đều là những nhân vật rất nổi tiếng trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc.

Hồ Côn Minh lãng mạn

Điện Bài Vân

Điện Bài Vân được biết đến là kiến trúc trung tâm của khu vực phía trước núi Vạn Thọ. Những ngày đầu, kiến trúc này có tên gọi là chùa Đại Báo Ân Diên Thọ. Được vua Càn Long xây dựng nhân dịp mừng thọ mẹ sang tuổi 60. Sau đấy Thái hậu Từ Hy đã cho tu sửa và cải tạo lại công trình này thành điện Bài Vân.

Đây được xem là nơi Từ Hy Thái hậu ở và cũng là nơi thiết triều trong thời gian bà từng ở Di Hòa viên. Hai chữ “Bài Vân” đã được lấy từ tứ thơ của Quách Phác đó là: (“Núi Bài Vân thần kỳ/ Lầu ngọc cao sừng sững”). Câu thơ trên nhằm ngụ ý ví điện này giống như một gác ngọc, khi ẩn khi hiện trong làn khói mây, là nơi có thần tiên ngự trị.

Nhìn từ phía xa, kiến trúc của điện Bài Vân hay cổng Bài Vân, cửa Bài Vân và cầu Kim Thủy cùng cửa Nhị Cung đã tạo thành một chuỗi liên kết tuân theo tầng bậc, vươn cao dần. Điện Bài Vân được xem là một quần thể kiến trúc hoành tráng xếp vào bậc nhất trong Di Hòa viên. Nếu có dịp thăm Hòa Di Viên đừng bỏ qua điểm đến này bạn nhé.

Trên đây là 1 số thông tin về điểm đến Hòa Di Viên nổi tiếng. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn trong thời gian tới!

Bình luận của bạn