Chùa Shwedagon – bảo vật linh thiêng của Quốc gia Myanmar

Shwedagon ở Yangon là ngôi chùa linh thiêng bật nhất ở Myanmar và được ví như ngọn hải đăng của thành phố.

Chùa Shwedagon – địa điểm du lịch và hành hương nổi tiếng được nhiều du khách chú ý nhất ở Yangon. Với lối kiến trúc độc đáo cùng hàng chục tấn vàng được dát lộng lẫy, ngôi chùa được trang trí bằng kim cương, đá quý xung quanh ngọn tháp. Đây là một trong những công trình Phật giáo đẹp và đầy mê hoặc lòng người ở Myanmar

Chùa Shwedagon – bảo vật linh thiêng và là niềm tự hào của người dân Myanmar

1. Giới thiệu đôi nét về chùa Shwedagon, Yangon

Chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng là ngôi chùa quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm linh của người dân Myanmar. Nằm trên đỉnh đồi Singuttara, từ trên cao du khách có thể phóng tầm mắt ra xa và quan sát được toàn cảnh thành phố Yangon thơ mộng. Đây là công trình vĩ đại của đất nước, là niềm tự hào và kính ngưỡng của con dân đất Phật. Biểu tượng vàng này là di tích cấp Quốc gia và là điểm đến ưa chuộng của những tín đồ Phật giáo khắp mọi nơi.

Theo truyền thuyết của các nhà sư ngôi chùa có từ trước khi đức Phật qua đời, tức khoảng 2.500 năm trước. Tuy nhiên theo các nhà khảo cổ học thì với những chứng tích còn sót lại cho rằng chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 đến thứ 10 và được trùng tu nhiều lần do chiến tranh cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết.

Xuất hiện trong văn bản lịch sử từ năm 1485 khi truyền thống dát vàng lên các tượng Phật được hình thành. Tiền thân của ngôi tháp chỉ cao 8m, sau đó được vua Binnya U cho sửa lại và nâng độ cao của tháp lên hơn 20m. Năm 1453 hoàng hậu Shinsawbu đã cho lát gạch quanh chùa và nâng độ cao lên 40m và đây được xem như một biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc của bản sắc quốc gia. Ngôi chùa có hình dạng và độ cao như hiện tại do được trùng tu sau trận động đất kinh hoàng năm 1768 làm đỉnh tháp bị rơi xuống nên nhà nước tiến hành trùng tu tổng quát.

Tháp nằm trên một nền vuông cách mặt đất 6.4m với 4 tháp trung ở 4 hướng và 60 tháp nhỏ ở xung quanh. Chiều cao của ngọn tháp lên đến 100m và được dát hơn hàng nghìn tấn vàng, bạc và đá quý, mỗi năm người ta sẽ đắp một lớp vàng chồng lên phía bên ngoài ngọn tháp này. Ngoài ra ở tầng cao nhất của ngọn tháp có dát 1.100 viên kim cương, trên đỉnh tháp có một quả cầu gắn 4.351 viên kim cương và một viên khổng lồ nặng 76 cara. Theo ước tính ngôi chùa này số lượng vàng bạc, đá quý lên tới con số đáng kinh ngạc...90 tấn. Toàn bộ số vàng bạc, đá quý này được vua quyên góp và do các Phật tử xa gần cúng giường.

Viên kim cương khổng lồ nặng 76 cara được gắn cẩn thận lên ngọn tháp

Phía bên ngoài ngôi chùa rất rộng rãi và đều được lát gạch bóng loáng và luôn luôn sạch sẽ bởi có một đội Phật tử chuyên làm việc này ngày hằng ngày. Những thanh niên nam nữ sẽ xếp thành hàng ngang, tay cầm chổi, vừa đi vừa quét sạch sẽ bụi bẩn ở sảnh trong tiếng cười đùa vui vẻ.

Bước vào bên trong du khách sẽ bị choáng ngợp bởi nơi đây còn lưu giữ rất nhiều báu vật của Quốc gia như cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật thích ca. Bên trong chùa có chữ khắc 1485 viết bằng 3 thứ tiếng Pali, Mon, Burmese được đặt trang trọng ở tiền sảnh.

Ngoài ra trong chùa còn có rất nhiều tượng điêu khắc và đền thờ. Điểm đáng chú ý nhất của ngôi chùa là 8 bức tượng được quay 8 hướng theo âm dương ngũ hành. Mỗi bức tượng là một con vật khác nhau theo hệ can chi, theo những người dân nơi đây thì ai sinh năm con giáp nào thì tới đó thắp hương và dùng nước thánh rưới lên để cầu may mắn và bình an.

Vào những chiều cuối ngày người dân và các tín đồ Phật giáo ngồi quây quanh sảnh chính điện của chùa Vàng Shwedagon để làm lễ, thành tâm kính bái và cầu may mắn, bình an.

Ở khu vực tháp chính có rất nhiều tháp Phật và các sảnh để các Phật tử cùng du khách cầu nguyện. Không gian xung quanh chùa rất tĩnh lặng và trang nghiêm. Sự linh thiêng cùng sự xa hoa lộng lẫy của chùa Shwedagon đã thu hút rất đông du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc của chùa. Với sự trầm lắng và sự trang nghiêm vốn có, chốn tâm linh này nơi để tịnh tâm, thư thái trong tâm hồn, thả lỏng cơ thể và tạm rời xa những ồn ào, xô bồ của phố thị.

Rất đông du khách tới tham quan và chiêm bái chùa Vàng Shwedagon

2. Lịch sử hình thành ngôi chùa Shwedagon

Ngôi chùa có từ khoảng thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 10, dưới thời vua Binnya và Hanthawaddy ngôi chùa được trùng tu và sửa lại từ Stupa (phù đồ) bị hư hỏng suốt thời gian dài. Ngôi chùa mang trong mình nét đẹp cổ kính nhưng không kém phần trang nghiêm. Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc dân tộc Môn và kiến trúc Phật pháp tạo nên một kiệt tác tín ngưỡng mà khi nhắc đến Myanmar người ta sẽ nghĩ ngay đến đây với một lòng tôn kính sâu sắc.

Phía trong chùa có hai cây đa cổ thụ nằm ở góc tây bắc. Một trong số đó được cho là trồng từ nhánh cây bồ đề nguyên thủy, loại cây đã giúp cho đức Phật giác ngộ được chân lí.

Vào đâu giờ chiều người dân Myanmar đi lễ Phật rất đông với từng tốp già trẻ, lớn bé. Trong trang phục truyền thống họ đội trên đầu đội  những lễ vật tiến về khu sảnh điện để cúng lễ đức Phật.

Những người dân Myanmar đội lễ vào cúng đức Phật

3. Vấn đề giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Vàng

Nằm ở trung tâm của thủ đô Yangon nên khi xuống sân bay bạn không phải mất quá nhiều thời gian, tiền bạc để di chuyển đến chùa Shwedagon. Chỉ với 20 phút đi taxi bạn đã đến được “ngọn hải đăng” vàng rực rỡ của thành phố với giá khoảng 6.000 byats (180.000đ), một chiếc taxi có thể chở được 4 – 6 người. Xe taxi thường chở bạn dừng ở cổng phía Nam để mua vé vào chùa. Tất cả du khách Quốc tế đều phải mua vé vào chùa, riêng người dân thì được miễn phí hoàn toàn. Gía vé để vào chùa Shwedagon là 8 USD/ người

Chùa mở cửa tất cả các ngày trong tuần, đặc biệt vào ngày 1 và 15 hằng tháng có rất đông du khách đến đây để lễ Phật và cầu bình an, may mắn. Dọc hành lang để vào chùa có các cửa hàng bán nhang, hoa quả và giấy cúng để vào viếng chùa. Ngoài ra ở đây cũng có bán rất nhiều những món quà lưu niệm ở xứ sở chùa chiền như tượng Phật, hình mô phỏng ngôi chùa, những túi thơm hay chuỗi ngọc, con vật may mắn… với giá rất mềm, bạn có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

5. Thời điểm lý tưởng để viếng thăm chùa Shwedagon

Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar sở hữu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mức nhiệt khá cao. Có 3 mùa rõ nét nhất mùa nóng, mùa mưa bão và mùa hanh khô. Mỗi mùa đều có nét đẹp riêng để khám phá, tùy theo sở thích, lịch trình công việc mà có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để có những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn của riêng mình.

Theo như kinh nghiệm du lịch của EFLY thì thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 11 đến tháng 2 hằng năm. Vào khoảng thời gian này thời tiết khá mát mẻ và trong lành, thích hợp cho các hoạt động vui chơi và khám phá ngoài trời. Hơn nữa sau những ngày mưa thì bầu trời rất trong lành và thảm thực vật vô cùng tươi tốt sau khi được tưới tắm. Thời gian này cũng là màu cao điểm với các lễ hội đôc đáo trên khắp cả nước thu hút rất đông đảo du khách thăm viếng.

Chùa Shwedagon luôn luôn hoan nghênh các tín đồ Phật giáo về thăm viếng và chiêm bái. Vào bất cứ thời gian nào trong ngày du khách đều cảm nhận được màu sắc lung linh và huyền bí nơi đây. Vào mỗi thời điểm sắc vàng sẽ biến thiên theo một kiểu khác nhau nhưng tựu chung đều mang vẻ đẹp huyền bí đầy mê hoặc.

6. Những quy tắc cần nhớ khi vào chùa

- Khi bước chân vào chùa chiền ở Myanmar điều đầu tiên bạn phải làm là tháo giày dép, vớ và chỉ được đi chân trần. Bạn nên mang những đôi dép hoặc sandal để thuận tiện cho việc di chuyển nếu muốn tham quan chùa chiền ở đây. Nên trang bị thêm cho mình một bao nilon để đựng giày dép và mang theo, tránh mất thời gian quay lại điểm ban đầu để lấy hoặc tốn tiền gửi.

- Đây là nguyên tắc tiên quyết mà hầu như ai cũng biết nếu muốn đi thăm viếng chùa đó là trang phục lịch sự, không được hở hang hoặc xuyên thấu, trễ vai.

- Trong chùa có các hòm công đức để các Phật tử cúng giường và đều có ghi lại việc mục đích sử dụng những khoản tiền đó. Du khách có thể thể hiện lòng thành của mình một cách tùy tâm.

- Tôn trọng các nhà sư và không được có những hành động thái quá như ôm hôn, bắt tay hoặc sờ đầu. Không được ngồi cao hơn hoặc bằng các nhà sư, đặc biệt không được dẫm lên bóng của họ.

- Không được cười đùa hoặc chạy nhảy trong chùa để tránh làm phiền đến các vị thiền sư hay những du khách tới cầu nguyện, làm cỗ…

Không phải ngẫu nhiên Yangon được mệnh danh là thánh địa chùa vàng. Những công trình Phật giáo độc đáo nơi đây như chùa Sule, chùa Shwedagon, chùa cổ Botataung…thực sự là một điểm đến hấp dẫn của du khách khi chọn Myanmar làm điểm dừng chân. Hãy đến và cảm nhận đức Phật chưa bao giờ gần ta hơn thế!!!

Huyền Tâm

 

Bình luận của bạn