Kinh nghiệm khám phá núi Yên Tử mới nhất 2019

Được liệt vào Danh sơn đất Việt, núi Yên Tử không chỉ nổi tiếng với khung cảnh núi non trùng điệp mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử về Phật Giáo.

Khi về đất Quảng, bên cạnh vịnh Hạ Long hay những hòn đảo hoang sơ thì núi Yên Tử chính là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn mà du khách tuyệt đối không nên bỏ lỡ. Bởi không chỉ nổi tiếng với khung cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp đây còn là nơi lưu lại nhiều di tích Phật giáo có ý nghĩa và được mệnh danh là đất tổ Phật giáo Việt Nam. Thế nhưng đường lên núi Yên Tử như thế nào, đâu là những địa điểm nên khám phá ở đây?

Núi Yên Tử nằm ở đâu?

Núi Yên Tử là ngọn núi có độ cao 1068 m so với mực nước biển, nằm trong dãy Đông Triều vùng đông bắc nước ta, ở ranh giới giữa hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Với hệ động thực vật đa dạng, núi đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Đỉnh núi núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Trên đỉnh núi thường có mây mù bao phủ nên trước đây người ta còn gọi núi là Bạch Vân Sơn.

Bức tranh núi Yên Tử hùng vĩ và thơ mộng với núi non xanh ngát một màu

Núi Yên Tử từ xưa đến nay không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc hữu tình mà còn là nơi gắn liền với vị vua Trần Nhân Tông, khi vua nhường ngai vàng và chọn vùng núi Yên Tử để tu hành rồi lập ra dòng Thiện Trúc Lâm Yên Tử. Trong thời gian tại đây ngài cũng đã cho xây dựng một hệ thống gồm hàng trăm công tình chùa, am tháp,... để giảng đạo, truyền kinh và tu hành.

Không chỉ sở hữu thiên nhiên xinh đẹp, Yên Tử còn được mệnh danh là đất tổ Phật giáo Việt Nam

Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm của thời gian cũng như biến đổi của lịch sử, Yên Tử ngày nay chỉ còn lại 11 ngôi chùa cùng hàng trăm am, tháp, bia, tượng với sự hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của thời đại. Trong đó mỗi di tích đều kèm theo nhiều giai thoại hay các câu chuyện lịch sử có thật khiến du khách luôn cảm thấy thích thú, muốn tìm hiểu.

Thời gian lý tưởng để du lịch núi Yên Tử

Theo kinh nghiệm du lịch núi Yên Tử Quảng Ninh, bạn có thể thực hiện hành trình khám phá nơi đây vào nhiều thời điểm trong năm. Tuy nhiên, để có được một chuyến đi thật thú vị và ý nghĩa nhất, du khách có thể cân nhắc một số gợi ý sau:

+ Nếu là một người yêu thích du lịch tâm linh, lễ hội Yên Tử hằng năm sẽ là thời điểm hoàn hảo dành cho bạn. Lễ hội này thường được khai hội vào ngày 10/1 âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Tuy nhiên trong dịp này lượng người hành hương về Yên Tử sẽ rất đông, vì thế các dịch vụ du lịch như hàng quán hay cáp treo lên núi Yên Tử đều hoạt động hết công suất. Chính vì thế trước chuyến đi hãy nhớ chuẩn bị hành trang và sức khỏe thật tốt nhé!

 

+ Nếu vừa muốn ngắm cảnh nhưng vẫn muốn tham gia lễ hội thì bạn có thể ghé núi Yên Tử vào tháng 3 hằng năm. Vào lúc này thời tiết ở Quảng Ninh tương đối khô ráo và mát mẻ. Hơn thế lượng người đi hội cũng có phần ít hơn so với tháng Giêng nên bạn vẫn có thể tham gia mùa lễ hội Yên Tử mà không cần phải chen chúc với dòng người.

+ Với những du khách muốn vãn cảnh, bạn có thể du lịch núi Yên Tử vào mọi thời điểm. Nhưng để chuyến đi được thuận lợi hơn đừng quên theo dõi thời tiết trước và tránh đi vào các thời điểm có mưa, bão hay trời lạnh.

 

 

Nếu là một người yêu thiên nhiên và du lịch Yên Tử để ngắm cảnh bạn có thể đến Yên Tử vào bất kỳ thời điểm nào trong năm

Cách di chuyển đến núi Yên Tử

Từ Hà Nội Đi Yên Tử

Nếu xuất phát từ Hà Nội, du khách có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:

+ Xe khách: Hầu hết các tuyến xe Hà Nội – Hạ Long đều đi qua núi Yên Tử. Vì thế bạn có thể đến bến xe khách Mỹ Đình và chọn các xe thuộc hành trình này như: xe Đức Phúc, xe Ka Long, xe Văn Minh,... Khi lên xe hãy dặn phụ xe cho mình xuống đường đi Yên Tử rồi bắt xe ôm từ đây đến Yên Tử nhé!

Có một kinh nghiệm nhỏ cho bạn là nên bắt xe Hà Nội đi từ lúc 4h sáng. Với thời điểm xuất phát này bạn sẽ đến Yên Tử lúc 8h sáng nên rất thuận lợi để có một ngày tham quan trọn vẹn ở đây.

+ Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Với cách di chuyển này bạn có thể chọn một trong hai tuyến đường sau:

  • Hà Nội – Uông Bí: cầu Chương Dương à Nguyễn Văn Cừ à thành phố Bắc Ninh à quốc lộ 18 à đền Trình à Yên Tử.
  • Hà Nội – Hải Phòng: theo quốc lộ 5 bạn di chuyển khoảng 94km đến km 14 quốc lộ 5 à Quán Toan à đi thẳng, rẽ tay trái ở ngã ba thứ nhất rồi rẽ trái ở ngã 4 à đi dọc quốc lộ 10 đến đoạn rẽ tay trái đi thêm 2km để đến đền Trình Yên Tử.

Leo núi Yên Tử

+ Cáp treo lên núi Yên Tử

Hệ thống cáp treo núi Yên Tử sẽ giúp bạn vượt quãng đường trên 1,2 km để đến gần chùa Hoa Yên (có độ cao 450 m). Đây là cách di chuyển này vừa giúp bạn tiết kiệm sức lực vừa có cơ hội được ngắm cảnh núi rừng hùng vĩ từ trên cao đấy nhé!

Mức giá đi cáp treo hiện tại là 150k/người một chiều tuyến 1 và 2, chiều xuống 2 tuyến là 250k/người; khứ hồi tuyến 1 hoặc 2 đồng giá 250k/người; khứ hồi cho cả 2 tuyến là 300k/người.

+ Leo núi bằng đường bộ

Với những ai thích khám phá và mạo hiểm thì còn lý do gì mà không thử chinh phục đỉnh Yên Tử bằng đường bộ phải không nào? Với cách di chuyển này bạn sẽ phải vượt qua một quãng đường dài 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp.

Những điểm tham quan hấp dẫn nhất núi Yên Tử

Là một trong những điểm du lịch Quảng Ninh nổi tiếng, đến núi Yên Tử du khách sẽ có cơ hội được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, chùa chiền, am thờ,... Dưới đây là một số gợi ý tiêu biểu nhất dành cho bạn:

Suối Giải Oan, chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan hay còn gọi là chùa Hạ. Đây là một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử, bên cạnh chùa Trung là Hoa Yên và chùa Thượng là chùa Đồng. Đặt chân đến trước sân chùa, du khách sẽ nhìn thấy 6 ngọn tháp. Trong đó ngọn tháp lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp sư Huyền Quang và tháp mộ sư Pháp Loa.

Chùa Hoa Yên

Ngôi chùa này còn gọi là chùa Cả, là ngôi chùa to và đẹp nhất trên núi Yên Tử Quảng Ninh với chiều cao khoảng 534m. Chùa được xây từ đời nhà Lý với tên gọi Phù Vân và được đổi thành Vân Yên vào đời nhà Trần. Đến đời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đi thăm chùa vào đúng mùa hoa cỏ mọc xanh tươi nên chùa được đổi tên thành Hoa Yên.

Chùa Một Mái

Hay còn được gọi là chùa Bán Môn, chùa Một Mái có kiến trúc 3 gian tương ứng với 3 bàn thờ: bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo và bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ngôi chùa này cũng gắn liền với huyền thoại về dòng sữa mẹ và đụn gạo.

Chùa Một Mái

Chùa Đồng

Du lịch núi Yên Tử Quảng Ninh du khách cũng đừng quên ghé qua chùa Đồng. Tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử với độ cao 1068 m, chùa được xây dựng từ đời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Chùa được làm từ đồng nguyên chất với chiều rộng 4,6 m, cao 3,35 m, nặng hơn 70 tấn. Chùa Đồng khi nhìn vào giống như một đài sen thờ Đức phật Thích Ca Mâu Ni cùng ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

Trên đây là một số kinh nghiệm khám phá núi Yên TửEFLY muốn chia sẻ đến bạn. Nếu là một người yêu du lịch tâm linh và thiên nhiên, nhớ đừng bỏ qua địa điểm này trong chuyến đi của mình nhé!

Bùi Xuân

Bình luận của bạn