Top 10 cây cầu nước “kỳ lạ” và “độc đáo” nhất trên thế giới

Thế giới có vô số điều kỳ vỹ mà nếu bạn không được nhìn thấy sẽ rất đáng tiếc, nhất là 10 cây cầu nước “kỳ lạ” và “độc đáo” nhất trên thế giới này

Hẳn là vẫn còn không ít người chưa hiểu nhiều về “cầu nước”. Cầu nước những chiếc cầu có cấu trúc theo kênh mương đề tàu bè có thể di chuyển qua lại một cách dễ dàng qua những thung lũng, đường sắt, đường bộ hay băng qua những con sông rộng lớn. Những chiếc cầy này được ví như là một dòng sông bắc qua một dòng sông khác, không chỉ có giá trị trong giao thông vận tải đường thủy mà còn là những điểm du lịch có sức hút khá lớn đối với mọi tín đồ du lịch. Hãy cùng điểm danh ngay 10 cây cầu nước “kỳ lạ” và “độc đáo” nhất trên thế giới nhé!

1. Cầu Magdeburg – Đức

Cầu Magdeburg được khởi công xây dựng từ năm 1905 nhưng bị hoãn lại do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ 2. Đến 1997, cây cầu này mới được tái xây dựng và khánh thành, chính thức đưa vào sử dụng vào năm 2003. Cầu nước Magdeburg bắc ngang qua sông Elbe, kết nối hai con kênh đào lớn là kênh Elbe-Havel và kênh Mitteland. Kể từ khi chiếc cầu này được hoàn thành, thời gian di chuyển giữa hai con kênh đào này đã được rút ngắn đáng kể, khoảng cách cũng được giảm từ 12km xuống dưới 1km.

Magdeburg là cây cầu nước hiện đại nhất trên thế giới

Vật liệu xây dựng cầu nước Magdeburg có đến 24.000 tấn thép và 68.000m3 bê tông. Cầu có tổng chiều dài lên đến 918m. Trong đó, phần cầu chính gồm có 3 nhịp dài 228m, chiều rộng 34m và chiều sâu 4.25m. Magdeburg không chỉ được xem là cây cầu nước hiện đại nhất thế giới mà còn là địa điểm tham quan cực kỳ hút khách của nước Đức. Đi dạo trên cây cầy này, du khách sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp yên bình của dòng sông Elbe cùng cảnh quan thiên nhiên thơ mộng.

2. Cầu Pontcysyllte – Anh

Cầu nước Pontcysyllte được xây dựng vào năm 1795 và khánh thành vào năm 1805. Cầu bắc qua thung lũng sông Dee, nằm trong hệ thống dẫn nước từ kênh đào Ellesmere đến những mỏ than ở vùng Denbighshire và hệ thống kênh rạch ở Wales. Có thể nói rằng, cầu nước Pontcysyllte là một trong những thành tựu khoa học kĩ thuật vỹ đại nhất thế giới thời bấy giờ. Đặc biệt, cho đến ngày nay thì Pontcysyllte vẫn và cây cầu nước cao nhất và dài nhất ở nước Anh.

Cầu Pontcysyllte có một mảng chứa nước được làm bằng thép và có cả hành lang dành riêng cho người đi bộ. Việc xây dựng cầu bằng các loại vật liệu như đá và thép làm nó trở nên nhẹ nhàng hơn, có tuổi thọ cao đồng thời tăng tính thẩm mỹ đáng kể. Trước đây, hệ thống thủy lộ này dùng để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp khai thác ở Denbighshire nhưng ngày nay chỉ dành cho việc phục vụ hành khách, du khách tham quan.

3. Cầu Barton Swing – Anh

Nếu nói về tính “độc” và “lạ” thì không thể không kể đến cầu Barton Swing. Đây là cây cầu nước xoay đầu tiên và duy nhất trên thế giới, được hoàn tất xây dựng và đưa vào sử dụng vào năm 1894. Từ khi khánh thành đến nay, cầu vẫn hoạt động thường xuyên và ổn định, đặc biệt giúp vấn đề lưu thông qua lại của những chiếc tàu có kích thước lớn trong khu vực trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với khi chiếc cầu đá còn tồn tại.

Cầu nước Barton Swing nằm trên kênh Bridgewater và bắc qua kênh Manchester Ship ở miền Tây Bắc nước Anh, có thể xoay theo góc 900 nằm dọc theo kênh Manchester Ship khi có tàu thuyền qua lại. Khi lưu thông qua khu vực này, những chiếc thuyền nhỏ sẽ có thể di chuyển trên kênh Bridgewater đồng thời những chiếc tàu có kích thước lớn hơn sẽ di chuyển trên kênh Manchester Ship ở phía dưới. Chính bởi nét “độc” và “lạ” này mà cầu nước Barton Swing đã trở thành một trong những điểm tham quan đáng chú ý nhất ở nước Anh.

4. Cầu Håverud – Thụy Điển

Håverud thuộc hệ thống kênh đào Dalsland, được xây dựng vào giữa năm 1865 với mục đích giúp cho tàu thuyền qua lại một cách thuận tiện hơn ở khu vực trung tâm của Dalsland – hồ phía Tây Nam của quận Värmland – hồ Vänern. Điểm đặc biệt nhất mà cây cầu Håverud này sở hữu là kể từ khi hoàn thành đến nay, nó chưa từng phải thay bất kỳ một cây đinh hay tu sửa bất kỳ chi tiết nào.

Cầu nước Håverud hiện là một trong những tham quan hút khách nhất Thụy Điển

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy cùng cảnh quan thiên nhiên đẹp mà hệ thống kênh đào Dalsland với điểm nhấn là cầu nước Håverud đã trở thành điểm du lịch cực kỳ hút khách của Thụy Điển.

5. Cầu Ringvaart Haarlemmermeer – Hà Lan

Được xây dựng vào năm 1961, cầu Ringvaart Haarlemmermeer là một phần quan trọng của kênh đào Ringvaart, bao quanh phần đất liền Haarlemmemeer ở phía Bắc Hà Lan, vượt qua đường cao tốc A4 để dẫn đến Roelofarendsveen. Cây cầu này được xem là hệ thống dẫn nước hiện đại đầu tiên của Hà Lan, đồng thời là công trình có ý nghĩa quan trọng trong giao thông đường thủy và cũng là điểm tham quan hấp dẫn.

Ngồi trên những chiếc tàu thong thả lướt trên cầu nước, du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng được cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhìn ngắm được trọn vẹn nét độc đáo của một công trình kiến trúc hiện đại, độc đáo…

6. Cầu Naviduct Krabbersgat – Hà Lan

Naviduct Krabbersgat là hệ thống dẫn nước có nhiệm vụ hỗ trợ tàu bè qua lại giữa hồ Ijsslmeer và hồ Markermeer, được tích hợp bởi một cơ chế khóa hai chiều để có thể điều khiển được dòng nước khi mực nước có sự chênh lệch cao thấp đáng kể giữa hai hồ. Cầu có chiều dài 125m, rộng 25m và được sử dụng vật liệu bê tông đặc biệt để xây dựng. Do đó, dẫu cầu có hoạt động trong một thời gian dài thì vẫn không cần phải bảo trì như những cây cầu nước khác.

Cầu nước Naviduct Krabbersgat bắc qua đường cao tốc N302, chạy dọc theo tuyến đê giữa hai hồ nước kể trên nên mang đến cho du khách cái nhìn hoàn mỹ ra quan cảnh thiên nhiên xung quanh. Đó là lý do vì sao dẫu chỉ là một công trình giao thông không quá xuất sắc nhưng cầu nước Naviduct Krabbersgat vẫn chiếm được sự quan tâm của du khách trên khắp thế giới.

7. Cầu Pont du Sart – Bỉ

Cầu nước Pont du Sart hay hệ thống dẫn nước Pont du Sart được xây dựng bằng bê tông, có chiều dài 498m và rộng 46m với trọng lượng 65.000 tấn được nâng đỡ bởi 28 trụ bê tông, mỗi trụ có đường kính 3m. Trước đây, nhiệm vụ của Pont du Sart là mang nước từ kênh Centrumkanaal ở khu vực phía Tây nước Bỉ, vượt qua giao lộ đường N55 và N535 để đến thị trấn Houdeng-Goegnies. Sau này, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và nét độc đáo trong kiến trúc mà cầu nước Pont du Sart đã trở thành điểm tham quan ưa thích của nhiều du khách khi đặt chân đến Bỉ.

Hầu hết du khách đến Bỉ đều muốn được chiêm ngưỡng một lần vẻ đẹp của cầu nước Pont du Sart

8. Cầu Briare – Pháp

Trước nay, những công trình kiến trúc ở Pháp chưa từng làm các tín đồ du lịch thất vọng bởi nét đẹp độc đáo và tinh tế của chúng. Trong đó, cầu nước Briare cũng được xem là một trong những địa điểm đáng được thăm thú nhất của đất nước này. Cầu Briare có tổng cộng 14 trụ cầu cao 11.5m với tổng chiều dài hệ thống dẫn nước là 662.7m, chiều rộng của cầu là 5.2m.

Kể từ khi được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 1896 đến năm 2003, Briare được xem là hệ thống cầu dẫn nước dài nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi cầu nước Magdeburg của Đức được đưa vào sử dụng năm 2003 thì vị trí số 1 của Briare đã không còn nữa. Dù vậy, thực tế vẫn cho thấy rằng cầu nước Briare là một trong những công trình đáng chú ý và là điểm đến khó bỏ qua cho mọi du khách khi đến với nước Pháp.

9. Cầu Edstone – Anh

Cầu nước Edstone là một phần của kênh đào Stratford-upon-Avon của vùng Warwickshire. Hoàn toàn khác biệt với những cây cầu nước khác trên thế giới, cầu Edstone có đường kéo tàu nằm ở phía dưới đáy kênh. Với chiều dài 145m được ghép lại từ 250 tấm thép trên 13 trụ cầu bằng gạch có độ cao từ 8 đến 11m, Edstone được xem là cây cầu dẫn nước dài nhất ở nước Anh. Trước đây, cầu nước Edstone còn có nhiệm vụ cung cấp nước cho những chiếc tàu chạy bằng hơi nước trên đường sắt Alcester – nơi mà chiếc cầu đi qua ở phía trên. Tuy nhiên, ngày nay nó chủ yếu được dùng cho mục đích tham quan, ngắm cảnh của du khách tứ phương.

10. Cầu Veluwemeer – Hà Lan

Đối với những cây cầu nước thông thường thì chúng sẽ được xây thật dài để nối liền hai bờ đê cũng như không ngừng được nâng cấp cao lên để tàu thuyền không đâm phải. Riêng đối với cầu nước Veluwemeer, nó được thiết kế kết hợp giữa một cây cầu đường bộ, một đường hầm và hệ thống máng trượt dẫn nước để vừa giúp tiết kiệm ngân sách, vừa đáp ứng được yêu về di chuyển đường thủy lẫn đường bộ.

Cầu có một phần đường dành cho khách bộ hành ở hai bên làn đường cao tốc

Cầu có chiều dài 25m, rộng 19m và sâu 3m, nối phần đại lục của Hà Lan với đảo Flevoland, phục vụ cho nhu cầu di chuyển của hơn 28.000 ô tô mỗi ngày dưới cầu, tàu bè thì thoải mái di chuyển ở phần nước bao phủ bên trên. Ngoài ra, cầu Veluwemeer cũng có phần đường dành riêng cho khách bộ hành ở hai bên làn đường cao tốc. Với thiết kế độc đáo này, kể cả người đi bộ lẫn những người đi ô tô đều có thể bớt được quãng đường vòng lên cầu cũng như được ngắm cảnh đẹp thiên nhiên thỏa thích.

Với những thông tin về 10 cây cầu nước “kỳ lạ” và “độc đáo” nhất trên thế giới mà chúng tôi vừa chia sẻ, hẳn là bạn đã biết thêm được nhiều điều thú vị về những cây cầu độc, lạ này. Nếu bạn có cơ hội được đi du lịch nước ngoài thì đừng quên ghé thăm những cây cầu nước trên để chiêm ngưỡng vẻ đẹp “vỹ đại” của chúng nhé!

 

Bình luận của bạn