Văn hóa, phong tục của 3 miền trong ngày tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền của 3 miền Việt Nam luôn mang những nét đẹp riêng mà ai cũng muốn được trải nghiệm. Bởi bản sắc văn hóa dân tộc luôn được thể hiện rõ nét qua cách ăn mặc, vui chơi, trải nghiệm,…

Việt Nam luôn tự hào là một quốc gia có giàu truyền thống văn hóa và các phong tục độc đáo. Trong đó, Tết Nguyên đán chính là một trong những hình thức mang đậm dấu ấn riêng của dân tộc. Điều đáng nói là Văn hóa, phong tục của 3 miền trong ngày tết cổ truyền Việt Nam luôn có sự khác biệt từ ăn mặc, vui chơi, hoạt động lễ hội,… Hãy cùng xem nét độc đáo ấy như thế nào qua từng vùng miền nhé!

Tết cổ truyền ở miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết rất độc đáo

Nhắc đến Tết ở miền Bắc thì đường nhiên phải nghĩ ngày đến mâm cổ truyền thống. Với người dân nơi đây, mâm cỗ ngày Tết phải có đầy đủ các món như bánh chưng, gà luộc, chả giò và một số món phụ khác. Trong đó, bánh chưng được xem là biểu tượng cho mâm cỗ ngày Tết của người dân nơi đây.

Bánh chưng được xem là biểu tượng của mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc

Phong tục gói bánh chưng vào dịp Tết cũng được xem là hoạt động truyền thống mà nhiều người trông đợi. Người miền Bắc thường có câu: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Đó chính là những thứ đặc trưng phải có trong ngày Tết của họ. Mâm cổ ngày Tết của người miền Bắc cũng thể hiện được nét đẹp truyền thống cũng như văn hóa của người dân nơi đây.

Hoa đào là biểu tượng cho khí sắc mùa xuân

Mùa xuân tới, người người nhà nhà ở miền Bắc đều chọn cho mình những cành đào tươi thăm để chưng trong nhà hoặc ngoài sân. Theo truyền thuyết xa xưa, có một cây hoa đào mọc từ rất lâu trên núi cao phía Bắc. Trên cây đào bỗng xuất hiện hai vị thần tài giỏi có thể bảo vệ và che chở cho dân làng.

Hoa đào có đặc biệt là chỉ trồng được ở miền Bắc và thường nở vào dịp Tết Nguyên đán. Nhiều người thường chưng hoa đào vì nó có màu sắc rực rỡ và tượng trưng cho sự may mắn của một năm sắp tới. Nếu như ngày Tết thiếu sắc hoa đào là thiếu hẳn một sắc xuân tươi thăm. Vì thế mà chỉ cần bạn đặc chân đến Hà Nội, Sapa, Bắc Ninh,… hay bất cứ mảnh đất Bắc bộ nào vào dịp Tết đều thấy những cành hoa đào quen thuộc.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa sâu sắc

Mỗi năm, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, người dân Bắc bộ lại sắp sữa trang hoàng nhà cửa. Và trên bàn thờ của họ luôn có một mâm ngũ quả xum xuê với nhiều loại trái cây khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường không thể thiếu 3 loại quả, đó chính là chuối, bưởi, quýt. Đây chính là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ mỗi nhà vào dịp Tết đến. Đồng thời, mâm ngũ quả cũng là một trong những thứ hâm nóng lên không khí ngày Tết của người miền Bắc.

Phong tục truyền thống rất ấn tượng

Bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, người miền Bắc sắp sửa lễ vật để tiễn ông Táo về trời. Họ thường thả cá chép vào chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành rồng và đưa ông táo về trời. Giao thừa chính là khoảnh khắc mọi người đoàn tụ quầy quần bên nhau. Sau đó là những ngày chúc Tết và đón xuân với các lễ hội văn hóa truyền thống.

Tết cổ truyền ở miền Trung

Mâm cỗ rất độc đáo và đẹp mắt

Không giống như người miền Bắc, mâm cỗ của người miền Trung thường có nhiều món ăn hấp dẫn và dẫn dã hơn. Đó chính là rau sống, chả ram, canh bún, cơm trắng, đồ xào, thịt kho, cá kho, gà luộc,… Và trên ban thờ của họ lúc nào cũng có bánh tét. Và bánh tét chính là loại bánh đặc trưng của người dân miền Trung.

Đặc biệt, người dân miền Trung khi nấu đồ cúng thường không nếm. Bởi họ quan niệm rằng, phải để cho ông bà tổ tiên thưởng thức trước. Ngoài ra, Tết ở miền Trung còn có thêm các món như thịt bò kho, cá kho, một nồi thịt đông,… Tuy nhiên món ăn của người miền Trung thì thường rất cay.

Mâm ngũ quả ấn tượng

Người miền Trung thường đối mặt với bão lũ và nhiều khó khăn về kinh tế. Vì thế mà vào ngày Tết, mâm ngũ quả của họ luôn mang ý nghĩa cầu cho mồ năm no ấm, đầy đủ. Cùng với một phần ảnh hưởng từ văn hóa miền nam nên ngũ quả của họ thường có chuối, mãn cầu, sung, dừa, đu đủ,… Người miền Trung không thích chừng cam quýt. Bởi họ quan niệm rằng, cam quýt chính là thể hiện sự cam chịu, đành đoạn và khổ ải. Đó chúng là lý do mà mâm ngũ quả của người miền Trung thường có những loại quả như vậy.

Phong tục truyền thống đặc sắc

Tết ở miền Trung khá ấm áp và dễ chịu, vì thế mà ngay từ những ngày 20 tháng Chạp âm lịch, người người đã bắt đầu du xuân, vui chơi và sửa soạn đón giao thừa. Vào những ngày này, bạn sẽ thấy rất nhiều màu hoa rực rỡ khắp các nẻo đường như hoa cúc, hoa bạn thọ, hoa giấy,…

Tiếp đó, họ sẽ lau dọn nhà, trang hoàng và chọn cho mình một loại hoa để bày biện trang trí vào dịp Tết. Đến mỗi nhà của người miền Trung bạn sẽ thấy nhiều món ăn quen thuộc như dưa món, dưa hành, các loại mứt Tết. Vào ngày 30, mọi người cùng xum họp, quây quần bên nhau để trò chuyện. Ngày mùng 1 mọi người sẽ cùng đi lễ chùa, cầu bình an cho năm mới, tiếp đó là hoạt động chúc Tết. Và sau đó là đón các hoạt động văn nghệ, giải trí dân gian của vùng quê.

Tết cổ truyền của người miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết khá khác biệt

Do thời tiết nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường nguội hơn. Trên mâm cỗ của họ thường có 3 món ăn cơ bản đó chính là bánh tét, bánh trang, nồi thịt kho tàu. Với người miền Nam, bánh tét chính là hình ảnh tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác. Bánh tét tím được làm từ lá cẩm vừa ngon lại đẹp mắt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam.

Những món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam

Cùng với đó là thịt kho tày, thịt hầm từ bắp đùi với vài vị thuộc bắc, nem và bì, rau ăn kèm,… đó chính là những món ăn quen thuộc của mỗi nhà. Các món ăn chỉ để cúng, ăn tới chiều mùng 2 tết. Cho đến ngày mùng 3 thì họ sẽ ăn các món khác như gà, cá, bò,… Để thay đổi khẩu vị thì rất nhiều nhà ở miền Nam thường ăn cháo cá ám, cá lóc nướng,…

Hoa mai là đặc trưng cho ngày Tết ở miền Nam

Nếu như miền Bắc thích hoa đào thì miền Nam lại chuộng hoa mai. Vào những ngày đầu năm, mọi nhà đều chưng những cành hoa mai tươi thăm. Đây cũng là loài hoa đẹp nhất, đặc trưng cho ngày xuân của người miền Nam. Hoa mai được biết đến với câu chuyện liên quan đến một cô gái đẹp, hết lòng yêu thương cha mẹ, gia đình. Hoa mau chính là một hình ảnh biểu trưng cho thần thái của ngày tết với sự thanh thoát, vững chãi trước nắng gió và thời gian. Với người miền Nam, Tết thiếu mai thì sẽ thiếu đi một màu sắc đặc trưng của ngày lễ độc đáo này.

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa đẹp

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo.”

Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Tết cổ truyền Việt Nam rất độc đáo, bởi mỗi miền lại có nét đẹp riêng, phong tục riêng. Đó cũng là niềm tự hào cho văn hóa và lịch sử của đất nước Việt Nam. Nếu bạn có ý định du lịch vào dịp tết thì hãy tìm hiểu các phong tục này để có thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhé!

Hoài Thương

Bình luận của bạn