Bạn băn khoăn: Cầu Cổng Vàng ở đâu?

Cầu cổng Vàng mà một trong những biểu tượng của San Francisco. Đây cũng là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất của nhiều du khách.

Cầu Cổng Vàng được biết đến là một biểu tượng của thành phố San Francisco. Nơi đây chính là một trong những điểm được du khách check-in nhiều nhất. Vậy bạn có tò mò về nét đặc biệt của nó? Nào! Hãy cùng Efly đi tìm hiểu về cây cầu mệnh danh đẹp nhất và có nhiều người chụp ảnh nhất thế giới này nhé.

Cầu Cổng Vàng là một trong những điểm đến lý tưởng của San Francisco

Đôi nét về Cầu cổng Vàng

 Mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đến xem, khám phá cây cầu này. Bởi lẽ trước vẻ đẹp rực rỡ khi được khoác lên trên mình một tấm áo da cam đỏ rất đep, nồng nàn, có ý mời gọi. Cây cầu Cổng Vàng này thực sự lộng lẫy và quyến rũ người xem. Được biết trên thế giới có rất nhiều cây cầu đi vào lịch sử cũng như sức hấp dẫn của nó với nhiều du khách. Tuy nhiên, niềm tự hào của nước Mỹ, biểu tượng của San Francisco chính là Cầu Cổng Vàng tuyệt hảo trong mắt người xem và là minh chứng cho sự kiên trì, chống lại mọi định kiến cho sự thông minh của con người, không gì là không thể.

Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích cho những bạn có ý đinh, sắp và sẽ đến với Mỹ, mà cụ thể là San Francisco. Để không phải quá bận tâm về sự hiểu biết của mình về Cầu Cổng Vàng. Các bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có một chuyến du lịch thật an toàn và ý nghiã nhé!

 Cầu Cổng Vàng được biết đến với tên gọi là “ Golden Gate Bridge”, là cây cầu đẹp nhất và nổi  tiếng  nhất thế giới. Đây là cây cầu treo nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Thật không thể nói hết sự vĩ đại của cây cầu, bởi lẽ chính khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp kết hợp với chiều dài khoảng 1.7 dặm.Có khoảng 120.000 xe ô tô qua lại mỗi ngày. Lại có đường đi bộ hay xe đạp cho mọi người. Chỉ vậy thôi đã thấy sự vĩ đại của cây cầu rồi. Đây chính là nơi lí tưởng cho những ai mới tới đất Mỹ, đến với San Francisco. Và cũng  là thiên đường tuyệt vời cho những bạn trẻ sống ảo. Nào hãy xách ba lô lên và đi thôi nào!

Cầu cổng Vàng – một trong những công trình kiến trúc độc đáo của San Francisco

       Về kết cấu: Cầu Cổng Vàng được xem là cây cầu treo lớn và dài nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó dài 1.7 dặm (tương đương 2.7km), khoảng cách giữa các nhịp cầu với nhau là 1.280m, cách mặt nước tới 67m, 2 tháp cầu cao  đến 230m tính từ mặt nước. Đường kính của những sợi cáp treo chính là 0.91m. Cầu Cổng Vàng được ví như cánh cổng chặn từ Thái Bình Dương vào vịnh San Francisco, nối liền thành phố San Francisco với hạt Marin ở phía Nam.

      Về màu sắc: Nói Cầu Cổng Vàng nhưng nó không khoác lên mình màu vàng mà đó là màu cam. Phải là một người hiểu biết rộng  và tinh tế lắm mới chọn cho cây cầu này màu cam. Mọi người sẽ rất ngạc nhiên đến sững sờ khi đến thăm Cầu Cổng Vàng vào buổi sáng sớm. Bởi lẽ sương mù đã phủ kín cả trời vùng San Francisco. Cảm giác huyền bí pha một xí mơ hồ trong tâm trí những du khách tới đây. Khi ánh nắng bắt đầu hiện dần lên cũng là lúc từng khúc, từng khúc cây cầu cũng dần lộ rõ. Nó trở nên vô cùng rực rỡ trong ánh nắng và tuyệt vời hơn nữa khi kết hợp giữa nền nước biển xanh với và nền trời. Cầu trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Điều mà nhà kiến trúc sư Irving Morrow  lưu tâm nữa về lựa chọn màu cam cho cây cầu đó màu cam này nó ăn với màu đất ở 2 đầu cầu; tạo thành một khối tách biệt và đối lập với gam màu lạnh của nước và nền trời. Sẽ dễ dàng quan sát hơn khi cây cầu hiện dần với gam màu cam khi tất cả được bao phủ bởi sương mù.

Quá trình xây dựng gian nan, vất vả

Cầu Cổng Vàng bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 5/1/1933 và sau hơn 4 năm kiên trì cây cầu đã hoàn thành vào tháng 4/1937.  Qúa trình xây dựng cây cầu này vô cùng gian nan và vất vả.

Kĩ sư trưởng Joseph Strauss được xem là người hùng, là người lãnh đạo xuyên suốt từ đầu đến cuối cây cầu này. Cột trụ phía Nam được xây dựng dưới đáy biển sâu 33 mét. Trong suốt 4 năm xây dựng cây cầu thì đã có hai lần giàn giáo xây dựng cột trụ này bị đổ: lần 1 là do tàu vận tải đâm vào trong sương mù và một lần là bị bão đánh sập. Hơn thế nữa, do thủy triều chảy siết  trong eo biển nên công việc dưới nước phải chờ cho thủy triều xuống thấp: mỗi ngày làm bốn lần và mỗi lần chỉ có 20 phút.

Được biết khu vực này thường xảy ra động đất và giông  bão, thế nhưng dưới sư kiên quyết và quyết tâm xây bằng được, Joseph Strauss đã cho chế tạo một buồng thép không đáy khổng lồ để đưa xuống đáy biển. Để chống không cho nước vào, buồng thép phải có áp suất cao hơn áp suất của nước ở độ sâu 33 mét. Để làm việc trong môi trường như vậy, những công nhân làm móng trụ cầu phải làm việc rất nguy hiểm đến  tính mạng, kèm theo đó là chứng khó thở, chảy máu mũi và thậm chí bị liệt.

Có thể nói công đoạn quan trọng nhất là xây dựng hai móng khổng lồ vững chắc cho hai cột trụ chính của cầu treo đã được các thợ cầu hoàn thành trước Giáng Sinh năm 1934. Những công đoạn còn lại có phần dễ dàng hơn tuy nhiên vẫn không kém phần nguy hiểm. Để tránh những tai nạn thương tâm đáng tiếc thì kỹ sư trưởng Joseph Strauss đã sử dụng lưới an toàn di động đặt bên dưới công trường xây dựng.

Sau hơn bốn năm vất vả gian lao, cuối cùng ước nguyện của Joseph Strauss cũng đã được hoàn thành. Cầu Cổng Vàng khoác lên mình một gam màu cam rực rỡ, thanh thoát mặc dầu nó mang trong mình hàng triệu tấn thép.Đây là một công trình có ý nghĩa quan trọng, kết nối thành phố San Francisci với hạt Marin. Và đây được xem là cây cầu treo dài nhất thế giới tính thời điểm 1937 lúc bấy giờ.

Lễ khánh thành hoành tráng

Là cây cầu đem lại biểu tượng cho San Francisco, là niềm tự hào của Mỹ. Vì thế mà từ quá trình xây dựng cho đến lễ khánh thành cũng rất đặc biệt theo cách nghĩ của nhiều người. Mang ý nghĩa chiến lược về giao thông vận tải và cả về du lịch dịch vụ. Cầu Cổng Vàng được khánh thành bắt đầu  vào ngày 27/5/1937 và kết thúc một tuần sau đó. Với hơn 200.000 người qua lại bằng đi bộ hay trược băng. Trong những ngày đặc biệt này, thị trưởng của San Francisco và các quan chức  cấp cao cũng đã đến tham dự và di chuyển qua cầu bằng hàng loạt xe lớn.

Hãy đến đây để chiêm ngưỡng nét độc đáo của cây cầu danh tiếng

Những lễ hội được tổ chức một cách công phu, hoành tráng với sự tham gia của rất nhiều học sinh, sinh viên. Vào ngày 27/5/1937 thì đồng loạt các trường cho học sinh được nghỉ, những văn phòng, công sở cũng đóng cửa để hoạt động của lễ khánh thành diễn ra một cách trọn vẹn và nhiều niềm vui nhất. Đúng 6h sáng tiếng còi thông Cầu Cổng Vàng được vang lên với hàng ngàn người lần đầu tiên chạy, nhảy múa, đi bộ qua cầu. Không những thế, hàng trăm chiếc máy bay xếp thành đội ngũ bay trên bầu trời. Một cuộc diễu hành và bắn pháo hoa trọng đại được diễn ra.

Năm 1995, Cầu Cổng Vàng được tôn vinh kiệt tác kĩ thuật và lọt vào danh sách “ bảy kì quan của thề giới hiện đại” . Tạp chí du lịch Frommer cho rằng đây là “ cây cầu đẹp nhất và được chụp ảnh nhiều nhất thế giới”

Người thợ cầu vĩ đại Joseph Strauss

Được sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, Joseph Strauss luôn bị ám ảnh bởi những cây cầu theo đúng nghĩa đen của nó. Thời sinh viên ông bị tai nạn do đá bóng, và ông đã không ngừng nghĩ về những cây cầu. Và luận văn tốt nghiệp của ông là thiết kế một cây cầu sắt dài 85 km vượt qua eo biển Bering, nối liền Châu Mỹ và Châu Á.

Với cây Cầu Cổng Vàng, ông đã mất hơn một thập kỉ để vận động và thuyết phục để được chấp thuận cho việc xây cầu ở khu vực thường xảy ra động đất và khoảng cách hai bên bờ khá xa.Sức khỏe của ông cũng dần cạn kiệt. Sau hơm bốn năm “ lao tâm khổ tứ” cây Cầu Cổng Vàng đã hoàn thành và ông cũng giao lại với một sức khỏe không được tốt. Một điều mà ai cũng đều quý mến trước sự quyết tâm và bản lĩnh của ông. Ông đã khẳng định: “ Cây cầu này không cần ai khen ngợi. Tự thân nó sẽ nối lên tất cả”.

Một năm sau thì ông qua đời vì một cơn đột quỵ. Để tôn vinh cống hiến của ông, thành phố San Francisco đã xây tượng của ông ngay trước cây Cầu Cổng Vàng.

Những sự thật thú vị về Cầu Cổng Vàng mà nhiều người chưa biết

Mọi người có thể qua lại trên cây cầu từ San Francisco tới vùng Marin coutry với nhiều phương tiện khác nhau: ô tô, xe đạp và cả đi bộ. nhờ cây cầu có độ dài hơn 1.7 dặm.

Hầu như một bộ phận của cây cầu ngày nào cũng được sơn phết, bảo dưỡng hay thay mới. Có thể thấy đơn vị phụ trách việc bảo dưỡng luôn luôn bận rộn.

Đã có 11 người chết trong quá trình xây dựng cầu. Và đây được xem như là một nơi lí tưởng cho những người có nhu cầu tự tử.

Cầu Cổng Vàng được xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng như: Superman The Movie , X- Men: The Last Stand, A View to a Kill…

Những địa điểm du lịch khác khi đến với  San Francisco

Công viên Cổng Vàng: Các bạn đã trải nghiệm chuyến đi ở cầu Cổng Vàng thì  chắc có lẽ sẽ không thể nào bỏ qua công viên Cổng Vàng. Đây là công viên có nhiều cảnh đẹp và thú vị, đến đây, bạn có thể : chèo thuyền, ngắm cảnh  đẹp, đi dạo quanh công viên. Đây sẽ là một điểm du lịch thú vị dành cho các  bạn.

Bảo tàng De young: nằm trong công viên Golden Gate ở San Francisco là nơi trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật của Mỹ như: nghệ thuật đương đại, hiện đại, trang phục quốc tế…và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị  khác.

Vườn Yerba Buena: là cơ sở công cộng vô cùng tuyệt vời cho du khách như : sân trượt băng, trung tâm bolling, nơi trưng bày cá tác phẩm nghệ thuật, khu vường dành cho trẻ em.Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở San Francisco mà thu hút  khách du lịch.

 Cầu Cổng Vàng thật sự là một trong những điểm tuyệt vời nhất mà bạn nên chọn để trải nghiệm trong chuyến đi của mình sắp tới. Với tấm vé máy bay giá rẻ của các hãng hàng không hiện nay thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện nhiều điều thú vị hơn thế nữa. Chúc các bạn có chuyến đi thật thú vị và ý nghĩa.

Hoài Thương

Bình luận của bạn