Khám phá kiệt tác Cố Cung Trung Quốc

Khám phá kiệt tác Cố Cung Trung Quốc là bài viết chia sẻ với bạn kiệt tác điểm du lịch Cố Cung Trung Quốc lừng danh thế giới. Cố Cung Bắc Kinh ( hay còn được biết đến với cái tênTử Cấm Thành) của Trung Quốc được đánh giá là kiệt tác kiến trúc độc đáo với kết cấu bằng gỗ có quy mô rộng lớn nhất và đến nay còn nguyên vẹn nhất trên thế giới. Hãy cùng theo chân EFLY tìm hiểu thêm về địa danh này bạn nhé.

Cố Cung Trung Quốc

Cố Cung Trung Quốc có vị trí tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, điểm du lịch Cố Cung (hay người dân nơi đây còn gọi là Tử Cấm Thành). Cố Cung luôn đứng đầu về danh sách các điểm du lịch hút khách tham quan bậc nhất ở Trung Quốc.

Thời điểm tham quan đẹp nhất tại Cố Cung là vào thời điểm mùa thu

Ở Cố Cung mùa nào cũng có nét đẹp riêng ấn tượng riêng song thời điểm tham quan đẹp nhất tại Cố Cung là vào thời điểm mùa thu khi bầu trời ngả sắc lá ngả vàng, thời tiết những ngày này mát dịu. Ngoài ra thời điểm hiện vào  mùa đông cũng được nhiều du khách thích thú bởi cảm giác mới mẻ, nhiệt độ ngoài trờ ở đây thường xuống dưới 0 độ C khiến cho mặt nước xung quanh Tử Cấm Thành bắt đầu chuyển sang đóng băng;

Cố Cung ra đời do Chu Đệ, thuộc đời vua thứ hai của nhà Minh đã hạ lệnh chính thức  xây dựng vào năm 1406 trải dài suốt 14 năm Cố Cung mới hoàn thành. Trong suốt gần 500 năm thăng trầm lịch sử, khi triều đình nhà Thanh suy vong bị lật đổ, tổng cộng qua 24 đời vua từng sống, bàn bạc và xử lý quốc sự tại đây. Quy mô Tử Cấm Thành to lớn, được  thiết kế với phong cách đẹp mắt, lối kiến trúc hoành tráng cùng cách bày biện khéo léo sang trọng của Cố Cung đều được chọn lọc tinh xảo xếp vào loại hiếm có trên thế giới.

Cố Cung ra đời do Chu Đệ thuộc đời vua thứ hai của nhà Minh

Tử Cấm Thành có diện tích hơn 20.000 m2, suốt chiều dài nam - bắc gần 1.000 m, về chiều đông - tây rộng 800 m, xung quanh Cố Cung có tường thành chiều cao hơn 10 mét được bao bọc, ở bên ngoài bức tường có sông với chiều rộng hơn 50 mét.

Cố Cung được thiết kế tuân theo lối xây dựng của trật tự lễ giáo, quy phạm về chính trị và về tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Hoa.

Bố cục của Cố Cung cũng chỉnh thể  như  xét về mặt quy mô, phương diện hình dáng, màu sắc trang trí và lối trưng bày của Cố Cung đều thể hiện nên quyền vua tối cao cùng đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn ở trong Cố Cung chính là nét kiệt tác thu hút sự chú ý của mọi người đến đây nhất. Đó là ngôi điện Thái Hoà, ngôi điện Trung Hòa và ngôi điện Bảo Hoà. 3 ngôi đó là những ngôi điện chính các nhà vua năm xưa thường lựa chọn để thi hành quyền lực thống trị và tổ chức các buổi nghi lễ long trọng tại đây.

Một góc Cố Cung Trung Quốc

Trong đó điện Thái Hoà là kiến trúc tráng lệ nhất của Cố Cung. Điện Thái Hòa nằm trên quảng trường hướng nam rộng gần 30.000 m2, điện Thái Hoà được chú trọng xây dựng  trên các bậc thang màu trắng  cao 8 m, với chiều cao của điện gần 40 m.

Đồng thời đây cũng là kiến trúc cao nhất ở Cố Cung. Nói về nền văn hóa Trung Quốc, rồng là hình tượng tiêu biểu cho quyền vua, nhà vua được ví như là “chân long thiên tử”, do đó các vật trang trí ở trong điện Thái Hoà đều được sử dụng nhiều hình tượng của rồng, ở phía trên bên dưới có đến gần 13 nghìn hình tượng con rồng với tư thế uy nghiêm khác nhau.

Cung điện Trung Quốc

Kiến trúc của Cố Cung đến nay còn  rất nhiều thứ để nghiên cứu. Các cung điện ngày ấy trong Cố Cung được thiết kế đồ sộ, với lầu các trùng điệp. người xưa truyền lại rằng tổng cộng có tới 9.999 gian. tương truyền nhân dân Trung Hoa tin rằng nhà ở của Thiên Đế, tức nhà vua trời ở trên tiên cung có tới 10 nghìn gian. Và nhà vua là con của Thiên hoàng nên phải hạn chế nhu cầu bản thân bởi vậy không được vượt quá của Thiên đế, vì vậy số lượng các gian nhà ở trong Cố Cung sẽ ít hơn ở Thiên cung nửa gian.

Các cung điện ngày ấy trong Cố Cung được thiết kế đồ sộ, với lầu các trùng điệp

Trong kiến trúc Cố Cung sừng sững đồ sộ ngày ấy từng được tập trung kết tinh tất cả trí tuệ vượt bậc của khắp nơi nhân dân lao động Trung Quốc. Lớn là về kết cấu của cả cụm lối kiến trúc, nhỏ là những nét trang trí của các loại chi tiết có trên mái nhà, về các cửa ra vào, về tường vách đều  được thiết kế với trí tưởng tượng kỳ diệu. Nền móng được xây dựng bằng đá trắng của điện Thái Hoà tạo nên toàn cảnh ngôi điện trở nên càng đồ sộ và hoành tráng hơn bao giờ hết.

Cố Cung Bắc Kinh là cụm kiến trúc bằng gỗ, ngày ấy thợ kiến trúc ở các đời vua đã vắt óc suy nghĩ cho ra đời phương pháp phòng hỏa hoạn. Trong Cố Cung ở Bắc Kinh hiện nay có bốn dãy nhà bên trong  được làm bằng đá. Ở phía bên ngoài trông giống như nhà cửa song toàn bộ phía bên trong đều được những phiến đá tảng tạo thành. Đây  được đánh giá là tường phòng hỏa do chính các kiến trúc sư dày công thiết kế lên. Phía trong các khuôn viên ở Cố Cung có tổng cộng  308 chiếc vạc lớn. Phía bên trong vạc quanh năm chứa rất nhiều nước được dùng để phòng hỏa.

Vào mùa đông, người dân nơi đây thường đốt lửa ở dưới để giữ ấm cho nước không bị đóng băng. Cố Cung chính là cụm kiến trúc cung điện cổ đại đến nay được bảo tồn nguyên vẹn nhất và cũng lớn nhất ở trên thế giới hiện nay. Theo sử sách ghi lại rằng: ở trong thời gian xây dựng Cố Cung, ngày ấy triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ  khắp vùng và hàng triệu tiều phu xây dựng, cùng nguyên vật liệu chở gỗ từ khắp các nơi trong vùng  đến, kể cả những chuyến xe đi từ tỉnh Vân Nam cách tỉnh Bắc Kinh hằng mấy nghìn km cũng nối nhau ghé đến.

Toàn cảnh Tử Cấm Thành Trung Quốc

Thành Bắc Kinh cổ ngày ấy gồm có ba vòng thành, trong đó có thành ngoài, có Hoàng thành và Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành có vị trí nằm ở  trục phía trung tâm tỉnh Bắc Kinh. Tiến theo trục Bắc Nam, người xây thành lấy Tử Cấm Thành làm vị trí tâm hướng ra phía Nam. Đến Vĩnh Định Môn cổng Nam tại thành Bắc Kinh: 4600 mét, từ phía Bắc tới tháp chuông – đồng hồ: 3000 mét. Tử Cấm Thành có khoảng 1,5km trên 8k m phía trục Bắc Nam tại thành Bắc Kinh.

Hình ành sư tử trước cửa thành

Phía Nam của Tử Cấm Thành, khi đi từ cửa Ngọ Môn đến Thiên An Môn, tới Chính Dương Môn đó là đoạn đường dài hơn 1500 mét.  Ngoài Tử Cấm Thành, dọc về phía Nam, hai bên thành được chia thành hai khu vực thờ phụng khác nhau. Khu vực phía Đông là Thái Miếu, ở phía Tây là Xã Tắc. Ngoài phía hành lang có nghìn bước hai bên Thiên An Môn, thiết kế bố trí các Bộ, Viện quy củ, nơi đây trở thành nơi làm việc của quan lại trong triều…

Bố cục thành lấy Nam Bắc ra làm trục đối xứng, phân chia làm hai khu vực có chức năng khác nhau được gọi là Tiền Triều – Hậu Tẩm. Tiền Triều chính là nơi Hoàng Đế và các bộ máy quan lại đến xử lý các công việc trọng đại của quốc gia, Hậu Tẩm chính là nơi sinh hoạt hai vị Hoàng Đế và hoàng thất.

Sân rồng trường tồn cùng tuế nguyệt

Tiền Triều đã lấy khu vực của ba điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa để làm trung tâm, đây cũng là trung tâm của toàn bộ khu Tử Cấm Thành. Xung quanh đây là những lầu các, các hành lang hợp thành một khu vực rộng đến 80 nghìn mét vuông. Về phía Đông có 3 điện lớn đó là điện Văn Hoa, ở phía Tây có điện Vũ Anh, đối xứng với nhau thẳng hàng.

Trải qua thời gian, Cố Cung trở thành điểm đến tham quan du lịch của nhiều nơi trên thế giới, nếu có dịp ghé qua Trung Quốc hãy đến thăm Cố Cung bạn nhé.

Bình luận của bạn