Những vật phẩm nào bị cấm nhập cảnh Ấn Độ

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, vấn đề xuất nhập cảnh ở Ấn Độ rất chú trọng và có sự kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là những loại hàng hóa bị nghiêm cấm mang vào nước này.

Ấn Độ được xem như một bả đồ thu nhỏ của thế giới bởi sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, ẩm thực,….Chính vì vậy, ngày càng có đông đảo du khách thập phương đến đây khám phá và trải nghiệm những điều thú vị tại đây. Song để chuyến đi được trọn vẹn và suôn sẻ hơn thì mọi du khách đều phải có những điều cần lưu ý khi đặt chân đến Ấn Độ. Trong đó, việc nắm rõ những vật phẩm nào bị cấm nhập cảnh Ấn Độ được xem là điều bắt buộc bởi sự qui định nghiêm ngặt trong vấn đề xuất nhập cảnh của quốc gia này.

Thực phẩm

- Thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt heo, thịt bò dù còn tươi sống, đông lạnh, nấu chín, đóng hộp,…

- Các loại thực phẩm từ thịt như lạp xưởng, xúc xích, giò, nem, chả,….

Thịt sống và một số thực phẩm làm từ thịt bị cấm mang vào Ấn Độ

- Trứng, vỏ trứng, sữa làm từ trứng

- Hạt giống, cây giống và môi trường canh tác như đất, nước, vi sinh vật

- Trái cây, rau củ quả tươi

Động vật và các sản phẩm liên quan đến động vật

- Tất cả các loài động vật trên cạn, dưới nước, chim chóc, lưỡng cư, côn trùng, sâu bọ(trừ chó, mèo),…

- Nội tạng, xương, gân, mòng, mỡ, lông, da,… của động vật

- Ngà voi, nhung hươu, sừng tê giác, tổ chim, lông chim,….

- Hải sản tươi sống như tôm, cua, mực, bạch tuộc, các loại các,…

Các loại vật phẩm khác

- Ma túy, thuốc phiện, morphin và các loại chất gây nghiện khác

- Tài liệu, văn hóa phẩm có nội dụng khiêm dâm, phản động, xuyên tạc chống phá nhà nước Ấn Độ.

- Thuốc lá, rượu bia được phép mang vào Ấn Độ nhưng số lượng bị hạn chế. Mỗi du khách chỉ được phéo mang không quá 1 lít đối với rượu, 1 cây thuốc (tương đương 200 điều) đối với thuốc lá.

Thuốc lá, rượu được phép mang vào Ấn Độ nhưng theo số lượng qui định

- Thuốc, dược phẩm mang tính chất thương mại, vượt quá số lượng qui định. Trong trường hợp hành khách mang theo thuốc trị bênh phục vụ cho cá nhân thì cần đơn thuốc, tài liệu hỗ trợ và xác nhận từ bác sĩ.

- Các chất độc hại, mầm bệnh,…

Thực phẩm không được phép mang lên máy bay theo qui định chung

-  Đồ uống có nồng độ cồn trên 70% không được phép mang lên máy bay, thậm chí dù là một chai nhỏ bởi đây là chất dễ gây cháy nổ, gây nguy hiểm cho hành khách và máy bay.

- Sữa chua, bơ đậu phộng, phô mai kem cũng không được mang lên máy bay, trừ khi hành khách tuân thủ đúng qui định 3-1-1, nghĩa là: hộp đựng 30ml, đựng trong túi nhựa 1 lít và mỗi hành khách chỉ mang theo 1 túi.

- Các loại mắm, chát lỏng có mùi, sầu riêng hay các trái cây nặng mùi khách cũng không được mang lên máy bay mà phải chuyển sang dạng hành lý ký gửi và phải được đóng góp kỹ lưỡng, lượng mắm chứa trong mỗi chai không vượt quá 95% thể tích chai.

- Đồ hộp cũng bị cấm hoàn toàn trên những chuyến bay quốc tế.

Lưu ý: bạn nên khai báo trung thực và chính xác vào tờ khai hải quan về những hành lý mang theo để nhân viên tại đây hướng dẫn cho bạn cách xử lý khi một trong số chúng nằm trong danh sách bị cấm nhập cảnh vào Ấn Độ. Trong trường hợp không khai báo hoặc khai dối mà bị phát hiện, ngoài việc bị tịch thu hành lý vi phạm, bạn rất có thể đối mặt với những án phạt theo qui định của quốc gia này, từ phạt tiền, bắt giữ và cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Ấn Độ.

Các vật dụng không được phép mang lên máy bay

Các loại vũ khí hoặc dụng cụ được thiết kế để gây sát thương hoặc có thể uy hiếp đến tính mạng con người, các vật bị nhầm lẫn là vũ khí như:

- Súng trường, súng ngắn, súng săn, tiểu liên, súng bắn đạn ghém và các loại súng có tác dụng, tính năng tương tự

- Súng hơi các loại như súng bắn đạn cao su, đạn sơn, đạn bi

- Súng hiệu lệnh, súng bắn pháo sáng

- Súng lazer hoặc các thiết bị phát tia lazer (trừ bút lazer dùng trong thuyết trình, giảng dạy)

- Súng tự chế, súng phóng lao

- Các bộ phận cấu tạo của súng

- Các loại dao găm, đao, kiếm, mã tấu, cung tên, nỏ, gươm, giáo, mác, quả đấm, quả chùy,…

- Các vật dụng, đồ chơi có hình dạng giống vũ khí như súng, lựu đạn, vỏ đạn, các vật chế tác từ vỏ đạn,…

Các thiết bị, dụng cụ được thiết kế để gây choáng hoặc có thể làm bất động đối tượng như:

- Các thiết bị gây sốc như dùi cui điện, súng điện, roi điện,…

- Dụng cụ, thiết bị để gây choáng hoặc giết động vật

- Các bình xịt khí, bình xịt chất hóa học để gây tê liệt hoặc vô hiệu hóa như bình xịt khí gây chảy nước mắt, bình xịt hơi cơi, bình xịt chống côn trùng, bình xịt dung dịch axit (trừ trường hợp các loại bình xịt  được sử dụng để sát khuẩn trên máy bay)

Các vật sắc, nhọn có thể gây sát thương nguy hiểm như:

- Các vật được chế tạo để chặt, băm, chẻ như dao phay, rìu,…

Dao găm, kéo, hay những vật sắc nhọn có thể gây sát thương nghiêm trọng cũng tuyệt đối khôngđược mang lên máy bay

- Dao rọc giấy, dao lam

- Các loại dao có lưỡi (không gồm cán dao) dài trên 6cm hoặc tổng chiều dài cả cán và lưỡi dao trên 10cm.

- Kéo có lưỡi dài trên 6cm tính từ trục của kéo hoặc tổng chiều dài cả lưỡi và cán trên 10cm.

- Chân đế máy ảnh, camera, cán ô, gậy gọc có đầy bịt nhọn bằng kim loại.

- Các vật sắc, nhọn khác có thể sử dụng để làm hung khí cho chiều dài trên 10cm.

Các dụng cụ lao động có khả năng gây sát thương nghiêm trọng hoặc có thể đe doạn đến an toàn của máy bay như:

- Xà beng, cuốc, xẻng, liềm, hái, thuổng, tràng, đục,..

- Khoan, mũi khoan, bao gồm cả khoan máy và khoan tay

- Các loại đồ vật có mũi nhọn hoặc lưỡi sắc dài trên 6cm, có khả năng sử dụng làm vũ khí như đinh tán, tuốc nơ vít,…

- Các loại cờ lê, mỏ lết, búa, kiềm có chiều dài trên 10cm.

- Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cửa máy và cưa tay

- Đèn khò, dụng cụng bắn đinh, bắn vít,…

Các dụng cụ, đồ vật đầu tù có thể dùng để tấn công, gây thương tích nghiêm trọng như:

- Gậy thể thao như gậy đánh golf, gậy bóng chày, gậy chơi billard, gậy chơi khúc côn cầu, gậy trượt tuyết.

- Các loại dùi cui như dùi cui kim loại, dùi cui cao su, dùi cui gỗ,..

- Các loại thiết bị, dụng cụ dùng trong tập luyện võ thuật có dạng đầu tù, sắc cạnh,…

Các vật liệu, chất cháy, nổ, có thể gây thương tích nghiêm trọng hay đe dọa an toàn cho máy baynhư:

- Các loại đạn dược

- Kíp nổ, dây cháy chậm

- Lựu đạn, mìn, thiết bị nổ quân dụng khác

- Đạn khói, quả tạo khói, các loại pháo như phaó hoa, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo

- Các loại thuốc súng, thuốc nổ

- Xăng dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, vật có chứa oxy lỏng,…

Những vật phẩm nên mang theo khi du lịch Ấn Độ

Tiền Rupee và USD

Tiền Rupee ở Việt Nam rất khó đổi và tỉ giá khá cao, chính vì vậy mà tốt nhất du khách chỉ nên mang theo một ít tiền Ruppe để dự phòng khi cần và chủ yếu tiền USD sang Ấn Độ để đổi vì tỉ giá cao hơn. Hơn nữa, hầu hết các khách sạn tại đây đều có dịch vụ thu đổi ngoại tệ nên bạn không cần quá lo lắng.

Tiền Ruppe và USD là 2 loại tiền tệ bạn nên mang theo khi đi Ấn Độ

Khẩu trang, áo dài tay, mũ món

Khí hậu Ấn Độ tương đối khắc nghiệt, rất nóng và bụi, nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 42 đô C, đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 7. Do vậy, bạn nên mang che chắn kỹ càng khi ra đường và sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần để đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn nên mặc các trang phục tối màu, tránh mặc sáng mày vì rất dễ dơ vì bụi.

Kem chống nắng, kem dưỡng da

Ngoài những trang phục có thể che chắn cơ thể bạn khỏi ánh nắng và bụi bẩn thì bạn cũng nên sử dụng thêm kêm chống nắng, kem dưỡng ẩm để bảo vệ tốt hơn. Bởi như đã nói ở trên khí hậu Ấn Độ rất nóng và khô, không giống như thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam.

Đồ ăn khô

Một điều mà các bạn nên chú ý đó là đồ ăn Ấn Độ khá khăn ăn với đa số người Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn người dân ở đây theo đạo Hindu, đạo Hồi và họ cấm ăn thịt bò, thịt lợn nên sẽ rất khó để tìm nhà hàng nào phục vụ món ăn liên quan đến hai loại thịt này. Do vậy, để dễ dàng hơn trong việc ăn uống, bạn nên mang theo chà bông, đồ ăn vặt từ Việt Nam sang (không bị cấm nhập cảnh Ấn Độ).

Nước rửa tay, giấy vệ sinh, khăn giấy ướt

Bạn nên mang theo khăn giấy ướt, nước rửa tay để vệ sinh tay trước khi ăn là điều rất cần thiết tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, người dân ở dân đi vệ sinh xong sẽ rửa nước thay vì dùng giấy nên giấy vệ sinh hầu như rất ít được bán.

Các loại thuốc sốt, cảm, đau bụng

Có rất nhiều du khách đến Ấn Độ bị cảm, sốt bởi thời tiết khắc nghiệt, bụi bẩn và không quen đồ ăn tại đây. Do vậy, bạn nên mang theo các loại thuốc để phòng những lúc như thế này.

Với giải đáp về thắc mắc những vật phẩm nào bị cấm nhập cảnh Ấn Độ trên đây sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về qui định hành lý mang theo trên các chuyến bay tới quốc gia này. Từ đó, các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch du lịch và hành trình của mình sẽ thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Hoài Thương

Bình luận của bạn