Airlines to Vietnam

Airlines to Vietnam

Find cheap airline tickets on Efly.vn by searching for the cheapest airlines flying to Vietnam . Efly connects directly with hundreds of full-service and low-cost airlines to help give you cheap flight options and to easily compare bookings on all airlines flying to Vietnam

Introduce about Vietnam

Việt Nam luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương nhờ sở hữu khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, ẩm thực đặc sắc, lịch sử lâu đời…

Vietnam

Giới thiệu chung về Việt Nam

Việt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Vị trí của Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, sở hữu nhiều bãi tắm đẹp tựa thiên đường dễ dàng đốn tim du khách.

Mùa cao điểm nóng nực từ tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm để du khách đến Việt Nam. Các tháng hè là mùa du lịch biển tốt nhất ở Việt Nam. Vào mùa lễ hội, tháng 7 (âm lịch), Việt Nam sẽ có lễ Vu Lan. Đây là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo và phong tục Việt với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ và bày tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành. Khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 sẽ rất thuận lợi để khám phá các hòn đảo và mỏm đá xung quanh Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, khám phá đảo Phú Quốc hay tận hưởng mùa thu Hà Nội, săn hoa dã quỳ ở Đà Lạt...

Nhìn chung, du khách có thể đi du lịch Việt Nam quanh năm. Mỗi thời điểm khác nhau đều sẽ có những hoạt động vui chơi phù hợp giúp du khách tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ. Đối với người đam mê du lịch biển hay thích leo núi thì nên tránh các mùa bão vì mưa sẽ gây cản trở khi tham gia hoạt động ngoài trời.

Thông tin về sân bay tại Việt Nam, các hãng hàng không bay đến Việt Nam

Sân bay tại Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có tổng cộng 14 sân bay quân sự, 22 sân bay dân dụng. 5 Sân bay quốc tế trọng điểm của Việt Nam bao gồm sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Vân Đồn và sân bay quốc tế Phú Quốc. Bên cạnh đó, các sân bay quốc tế khác cũng nhận được nhiều sự quan tầm của các hành khách như: sân bay Phú Bài, sân bay Liên Khương, sân bay Long Thành, sân bay Cần Thơ…

Hầu hết các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, bao gồm cả chuyến bay thẳng sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài hoặc sân bay quốc tế Đà Nẵng. Nhiều hãng hàng không khai thác chặng bay giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có thể kể đến Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, EVA Air, China Airlines, Cathay Pacific, Japan Airlines, ANA, Korean Air, Asiana Airlines, Emirates, Qatar Airways…

Một số chặng bay thẳng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có thể kể đến: Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Anh, Việt Nam – Mỹ, Việt Nam – Đài Loan, Việt Nam – Hàn Quốc…

Di chuyển từ sân bay về trung tâm thành phố

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TP.HCM

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 8km. Các phương tiện đi lại giữa sân bay và trung tâm gồm có:

- Xe buýt: phương tiện này có giá vé tham khảo từ 6.000 – 40.000Đ. Bạn có thể đi các tuyến như 109, 152, 119, 49. Điểm đón xe buýt tại sảnh tầng 1 của nhà ga quốc nội T1 và sảnh tầng 1 nhà ga quốc tế T2

- Taxi: giá taxi đi từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất về trung tâm dao động từ 40.000Đ/lượt. Ở sảnh chờ của sân bay, bạn có thể bắt taxi của các hãng như Mai Linh, Ánh Dương, Vinataxi, Hoàng Long, Taxi Airport.

- Xe công nghệ: có nhiều hãng xe công nghệ hoạt động 24/7 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với cả tùy chọn xe mô tô lẫn xe ô tô. Bạn có thể đặt xe trên app như Grab, Gojek, Bee, Xanh SM… Đặt xe công nghệ thường xuyên có mã giảm giá, giúp bạn di chuyển thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

- Xe đưa đón sân bay: tùy loại xe 4 chỗ, 7 chỗ cũng như quãng đường mà chi phí dao động từ 190.000Đ/lượt.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng – Đà Nẵng

Sân bay quốc tế Đà Nẵng cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 3km. Nếu đi xe buýt về trung tâm, bạn có thể chọn tuyến số 1, số 2, số 3, số 4, số 6, 11, 12. Nếu đi taxi, bạn có thể đi taxi của các hãng như Tiên Sa, Mai Linh, Sông Hàn, Taxi Airport, Vinashin. Trong trường hợp bạn đi một mình và ít hành lý, bạn có thể đi xe ôm với giá tham khảo từ 25.000Đ. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ đi du lịch Đà Nẵng cũng thường lựa chọn thuê xe máy để di chuyển thuận tiện và dễ dàng khám phá xung quanh thành phố. Giá thuê xe máy tham khảo từ 90.000Đ/ngày.

Sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội

Sân bay quốc tế Nội Bài nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 28km. Một số phương tiện đi lại giữa sân bay và trung tâm gồm có:

- Mini Bus của các hãng hàng không nội địa Việt Nam, đưa đón khách từ trung tâm thành phố Hà Nội ra sân bay và ngược lại. Bạn cần đặt xe trước với giá tham khảo từ 40.000Đ

- Xe buýt công cộng: nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể đi xe buýt công cộng theo tuyến số 7, 17, 90, NB01, NB02, NB03, 86

- Taxi: bạn có thể đón taxi ở tầng 1 – khu vực công cộng ga đến nhà ga T1 và T2 của các hãng như Airport Taxi, Taxi Nội Bài, Mai Linh Hà Nội, Venus, Đại Nam, ABC Taxi, Ba Sao Taxi…

- Dịch vụ xe cá nhân: sau khi ra khỏi sảnh sân bay quốc tế Nội Bài, bạn sẽ nhận được nhiều lời mời từ các tài xê có ô tô cá nhân. Lựa chọn này có giá phải chăng hơn so với taxi thông thường nhưng bạn cần hỏi giá kỹ và có thể mặc cả.

Thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam

Giấy tờ gì khi nhập cảnh vào Việt Nam

Tùy vào mục đích nhập cảnh mà giấy tờ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Cơ bản có:

– Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng

– Giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh Việt Nam (Công văn nhập cảnh, thẻ tạm trú, thị thực, miễn thị thực…). Với các trường hợp miễn thị thực song phương như các nước Đông Nam Á hoặc các quốc gia có thỏa thuận miễn thị thực thì không cần chứng minh.

Thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

  • Thủ tục nhập cảnh bằng Công văn nhập cảnh

Hình thức nhập cảnh này dành cho tất cả các du khách từ mọi quốc gia muốn đến Việt Nam. Công văn nhập cảnh phù hợp với mọi mục đích nhập cảnh Việt Nam như: du lịch, thăm thân, đầu tư, lao động làm việc… Hồ sơ cần chuẩn bị gồm: hộ chiếu, công văn nhập cảnh, chi phi cấp thị thực tại sân bay, mẫu NA1. (có thể khai trước hoặc đến cửa khẩu thì khai, ảnh 3×4. Nơi thực hiện nhập cảnh: Cửa khẩu Việt Nam: Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cửa khẩu Hữu Nghị, Mộc Bài… Lưu ý, du khách cần phải làm thủ tục xin cấp công văn nhập cảnh trước.

  • Thủ tục nhập cảnh theo diện Miễn thị thực

Miễn thị thực là chính sách đặc biệt của Việt Nam dành cho một số quốc gia nhất định như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đức, Đan Mạch, Nga, Pháp, Ý, Tây Ban Nha… Điều kiện đầu tiên là người nước ngoài phải nằm trong danh sách miễn thị thực cập nhật mới nhất tại thời điểm du khách này nhập cảnh vào Việt Nam. Hồ sơ cần chuẩn bị là hộ chiếu gốc còn thời hạn ít nhất 6 tháng. Lưu ý, du khách nước ngoài không cần phải nộp lệ phí tại cửa khẩu khi nhập cảnh bằng cách này.

  • Thủ tục nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử (evisa)

Thị thực điện tử đang là loại thị thực phổ biến nhất vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng và phù hợp với mọi mục đích nhập cảnh vào Việt Nam. Khi nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử, du khách cần có hộ chiếu gốc và thị thực điện tử được cấp. Đối với người Trung Quốc thì cần chuẩn bị thêm 2 tấm ảnh 4x6.

Du lịch Việt Nam và những thông tin cần biết

Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ ở Việt Nam là Việt Nam Đồng, kí hiệu là đ hoặc VND. Tỉ giá tham khảo 100.000VND ~ 4USD. Du khách đến Việt Nam có thể đổi tiền VND theo nhiều mệnh giá khác nhau để tiện thanh toán cho các phương tiện công cộng, ăn uống hay mua sắm tại các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng có thể thanh toán bằng thẻ tại các trung tâm thương mại hoặc nhưng điểm dịch vụ có chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

Sử dụng sim và internet tại Việt Nam

Du khách nước ngoài đến Việt Nam có thể sử dụng wifi công cộng tại sân bay, các trung tâm mua sắm, điểm ăn uống… Tuy nhiên, để đảm bảo liên lạc không bị ngắt thì du khách có thể sử dụng tính năng chuyển vùng dữ liệu nếu nhà mạng của du khách có cung cấp dịch vụ. Khi đến Việt Nam, du khách chỉ cần chuyển vùng dữ liệu là có thể gọi điện thoại, nhắn tin SMS và sử dụng internet như bình thường.

Trong trường hợp nhà cung cấp sim của du khách không có dịch vụ chuyển vùng dữ liệu, du khách có thể mua sim có đăng ký được cung cấp bởi các nhà mạng tại Việt Nam như Viettel, Vinaphone, Mobiphone… Tùy vào nhu cầu và thời gian lưu trú tại Việt Nam mà du khách có thể đăng ký gói cước phù hợp. Du khách có thể mua sim Việt Nam tại các quầy dịch vụ ở sân bay, cửa hàng của các nhà mạng hoặc thông qua công ty du lịch uy tín.

Ngôn ngữ

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt Kiều. Ngoài ra, người Việt cũng nói tiếng Anh đối với những người làm việc trong các ngành dịch vụ. Tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Pháp cũng được sử dụng ở một số khu vực thành phố lớn của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Biểu tượng du lịch của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Hồ Hoàn Kiếm – Cầu Thê Húc – Đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Đây là những địa danh du lịch nổi bật mà bất cứ ai đi Hà Nội cũng phải ghé thăm một lần. Hồ Hoàn Kiếm không chí mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là điểm vui chơi, du lịch khám phá, tham quan, chụp ảnh, tổ chức sự kiện, hoạt động nghệ thuật, giao lưu văn hóa xứng tầm quốc gia. Cạnh hồ Hoàn Kiếm là cầu Thê Húc đỏ son dẫn vào đền Ngọc Sơn – không gian văn hóa tâm linh có lịch sử từ thế kỷ XIX.

Vịnh Hạ Long

Đây là di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận, là điểm đến khó bỏ qua dành cho du khách trong và ngoài nước. Vịnh Hạ Long quyến rũ du khách nhờ phong cảnh thiên nhiên đẹp như chốn tiên cảnh bồng lai, bao quanh là hàng nghìn hòn đảo, núi non hữu tình. Khi tham quan vịnh Hạ Long, du khách có thể ngồi tàu ngắm cảnh, tắm biển, chèo thuyền kayak…

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa với các sản phẩm du lịch đa dạng. Nơi đây là thành phố không ngủ với những hoạt động vui chơi, giải trí diễn ra sôi nổi ngày đêm. Du khách đến với Thành phố Hồ Chí Minh có thể khám phá các di tích lịch sử, trải nghiệm đi xe buýt trên sông, check in các tòa cao ốc chọc trời với view toàn cảnh thành phố, trải nghiệm phố Tây Bùi Viện, khám phá ẩm thực ở khu phố người Hoa (quận 5, 6 và 11)…

Trang phục truyền thống của Việt Nam

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt. Áo dài đã phát triển qua rất nhiều năm tháng và trở thành nét đặc trưng của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam. Không chỉ có vậy, áo dài còn là một danh tính chính trị và văn hoá kể từ lúc nó bắt đầu xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn.

Bên cạnh áo dài theo phong cách truyền thống, áo dài Việt Nam thời hiện đại cũng có nhiều cách điệu thời trang được bạn bè quốc tế chú ý. Áo dài được mặc trong nhiều dịp khác nhau trong năm, mặc ở công sở. Bộ quốc phục của Việt Nam luôn là một trong những nét văn hóa tuyệt đẹp được du khách quốc tế yêu thích và muốn trải nghiệm.

Lễ hội lớn nhất trong năm tại Việt Nam

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa của người Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội đặc sắc. Ở Việt Nam, lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa.

Hai lễ hội truyền thống lớn nhất của Việt Nam là Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức. Chẳng hạn như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Đối với ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày này được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Ngày giỗ Tổ được nghỉ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch nhưng được tổ chức lễ hội trong nhiều ngày để mọi người cùng nhớ về nguồn cội.

Một số lễ hội đặc sắc khác ở Việt Nam có thể kể đến: Festival Huế - thường được tổ chức định kỳ 2 năm một lần với sự kết hợp giữa màu sắc, âm nhạc và ánh sáng vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 6; Festival biển Nha Trang mang đến bầu không khí tiệc tùng trong tháng 6; Đại lễ Phật Đản vào dịp tháng 5 sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất ở Ninh Bình hoặc Thành phố Hồ Chí Minh; lễ hội pháo hoa Đà Nẵng vào tháng 6 hoặc đôi khi là tháng 7; lễ Quốc khánh Việt Nam (2/9) với không khí sôi nổi tại Quảng trường Ba Đình lịch sử - Hà Nội; tết Trung thu tháng 9 hoặc tháng 10 với nhiều món bánh hấp dẫn, Lễ hội Khmer Ok Om Bok thu hút số lượng lớn du khách và người dân địa phương tham gia…