Một số thông tin hữu ích về sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An

Để quá trình làm thủ tục thuận lợi khi đến hoặc đi từ sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An, bạn nên tham khảo một vài thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, bên cạnh đó, đây cũng là địa điểm tham quan du lịch có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khác bốn phương: từ du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng khám phá đến du lịch biển…

Vậy nên nếu bạn sắp thực hiện kỳ nghỉ dài ngày tại vùng đất này, ngoài việc sắp xếp lịch trình thật kỹ lưỡng và săn vé máy bay giá rẻ, bạn cũng nên tham khảo một vài thông tin về sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Một số nét chính về sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An

Cảng hàng không quốc tế Vinh – Nghệ An là một trong những tuyến hàng không huyết mạch của Việt Nam.  Sân bay chỉ nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng  6 – 7 km. Năm 2009, Cảng hàng không quốc tế Vinh đã vận chuyển được hơn 257.000 hành khách. Năm 2013, sân bay đã đón hơn 1 triệu lượt khách. Năm 2014, con số đã tăng lên gần 1.250.000 lượt khách. Dự kiến năm 2015, sân bay thành phố Vinh sẽ đạt đến gần 1,5 triệu lượt khách.

Năm 2012, lượng hàng hóa được vận chuyển qua sân bay Vinh đạt 1.805 tấn, đạt 1.500 tấn vào năm 2013 và năm 2014 đạt đến 2.990 tấn, (tăng 93,2% so với năm 2013). Số lần cất cánh hạ cánh năm 2009 đạt 3.167 nghìn lượt chuyến, đạt 5.526 nghìn lượt chuyến vào năm 2012, năm 2013 đạt 6.996 lượt chuyến, và đạt 8.756 nghìn lượt vào năm 2014, tăng những 25,2% so với năm 2013.

Căn cứ vào tốc độ phát triển vận chuyển hành khách và hàng hóa trong những năm qua, cùng xu thế tăng trưởng mạnh mẽ của các cảng hàng không trên cả nước, nhu cầu đi máy bay của người dân ngày một tăng cao. Dự đoán trong những năm tới, mức tăng trưởng của sân bay Vinh vẫn sẽ giữ được nhịp độ cao. Trong năm 2012 – 2015, tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức: 15 – 30%/năm, từ năm 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng trong khoảng 8 – 15%/năm. Giai đoạn 2020 – 2030, mức tăng trưởng sẽ tăng từ  4 – 8%/năm. Theo dự báo của Bộ Giao thông Vận tải, đến năm 2020, Cảng hàng không Quốc tế Vinh sẽ đạt đến hơn 2,5 triệu lượt khách/năm và đến năm 2030, đạt 7 triệu hành khách /năm.

Sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An là cầu nối giữa các thành phố trong cả nước

Hơn nữa, sân bay Vinh do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (NAA) –  Công ty của Cục hàng không Dân dụng Việt Nam quản lý. Thủ tướng đã ký quyết định đưa Cảng hàng không Vinh vào mạng lưới quy hoạch sân bay quốc tế trong cả nước, công nhận và bổ sung sân bay Vinh thành sân bay Quốc tế. Bên cạnh đó, sân bay có khả năng cùng lúc tiếp nhận đến 7 máy bay cỡ lớn như: A320, A321, ATR72 hoặc tương đương.

Hơn thế nữa, thành phố Vinh còn là một trong những trung tâm kinh tế chính của khu vực Bắc Trung Bộ, là đầu mối quan trọng trong giao lưu văn hóa, du lịch trong và ngoài nước. Sân bay quốc tế Vinh chính là cầu nối giữa các thành phố trong cả nước, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay nội địa của cả nước, và nắm giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia.

Một số thông tin về Nhà ga hành khách

Dự án nhà ga hành khách – sân bay Vinh do tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư,  được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 31/01/2015. Với tổng vốn đầu tư lên đến 1.200 tỷ đồng, trích từ Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty.

Cùng với đó, nhà ga hành khách được trang bị đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không vô cùng tiên tiến, được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga có kiến trúc mang lối hiện đại, công nghệ cao, phát huy được đặc thù văn hóa địa phương, với ý tưởng mô phỏng hình tượng đóa hoa sen và lá sen. Đây là một trong những công trình kiến trúc gắn liền với hình tượng của vùng đất Nghệ An.

Bên trong nhà ga hành khách của Cảng hàng không Vinh

Hơn nữa, nhà ga hành khách được thiết kế theo mô hình 02, cao trình đi và đến tách biệt. Tổng diện tích sàn khoảng 11.706 m2, có 04 cửa ra máy bay, đáp ứng 1.000 hành khách trong giờ cao điểm, công suất khai thác lên đến hơn 3 triệu lượt khách/năm.

Nhà ga có tổng cộng 2 tầng. Tầng 1 được sử dụng để phục vụ nhu cầu của khách đến, tầng 2 được sử dụng phục vụ khách đi. Thêm vào đó, nhà ga được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiện nghi và tiên tiến gồm: 28 quầy làm thủ tục hàng không, 02 băng chuyền hành lí đi, 02 băng chuyền hành lí đến, 04 thang máy, trang bị đầy đủ hệ thống camera quan sát và màn hình, cổng từ, máy soi chiếu an ninh, máy soi chiếu hành lý xách tay…

Việc khánh thành và đưa nhà ga hành khách vào khai thác, cùng lúc ba công trình xây dựng lớn tại CHK Vinh (nhà ga hành khách đường tầng và sân đậu ô tô, mở rộng sân đỗ máy bay) có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng, mà còn đối với hệ thống các sân bay nói chung. Công trình này không những mang đến cho thành phố Vinh một diện mạo mới hiện đại, tạo điểm nhấn về cảnh quan đô thị cho thành phố Vinh, mà hơn hết, nó còn mang lại lợi ích trong việc đi lại của người dân trong và ngoài tỉnh, cũng như du khách.

Thêm vào đó, Cảng hàng không Vinh không chỉ giải quyết tình trạng quá tải của nhà ga vào những dịp cao điểm, mở rộng khả năng khai thác, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mà còn góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, du lịch và đầu tư của tỉnh Nghệ An, của các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ.

Những hãng hàng không hoạt động tại sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An

Cảng hàng không Quốc tế Vinh hiện có các hãng hàng không nổi tiếng như: Vietnam Airlines, VietjetAir và Jetstar Pacific Airlines đang khai thác các đường bay trong nước, và 1 đường bay Vinh – Vientiane (Lào) do Vietnam Airlines khai thác.

Trong đó, Vietnam Airlines đang khai thác 4 đường bay: khứ hồi Vinh – Hà Nội, Vinh – TPHCM, Vinh – Đà Nẵng và Vinh – Vientiane (Lào); VietJet Air đang khai thác các đường bay khứ hồi Vinh – TPHCM và Vinh – Đà Lạt; Jestar Pacific đang khai thác đường bay khứ hồi Vinh – TPHCM, Vinh – Buôn Mê Thuộc.

Cùng với 3 hãng này, còn có hàng chục hãng hàng không quốc tế khai thác hoạt động tại đây. Có thể kể đến như: Malindo Airways Sd; Singapore Airlines; Malaysia Airlines; Silkair…

Sân bay Quốc tế Vinh có các đường bay thẳng Quốc tế như: Vinh – Viêng Chăn, Vinh – Singapore (hiện chuyến bay Vinh – Singapore phải dừng làm thủ tục ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ). Trong một tương lai gần, dự tính sẽ mở thêm một số đường bay quốc tế như: Vinh – Thái Lan, Vinh – Đài Loan, Vinh – Hàn Quốc. Sau đó, Chính phủ dự kiến sẽ mở rộng Cảng hàng không Vinh thành cảng hàng không quốc tế, với quy mô vô cùng rộng lớn và mở thêm các tuyến bay đi Trung Quốc, Đông Bắc Á và các nước khác trên thế giới.

Quá trình hình thành và phát triển của Cảng hàng không Vinh – Nghệ An

Cảng hàng không Vinh do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1937, với đường cất hạ cánh 1400m x 30m bằng đất, và một số công trình phụ trợ khác, là Cảng hàng không dân dụng nội địa cấp C.

Toàn cảnh sân bay quốc tế Vinh – Nghệ An từ trên cao

Năm 2003, Cảng hàng không Vinh tiếp tục được đầu tư đạt tiêu chuẩn cấp sân bay 4C, cho tiếp nhận các loại máy bay như: A320, A321, Boing 737-400, và tương đương hạ - cất cánh an toàn, và thực hiện khai thác thương mại trên đường bay Vinh – TPHCM – Vinh bắt đầu từ 10/01/2004.

Ngày 29/01/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định số 347/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Vinh thành Cảng hàng không Quốc tế, giai đoạn đến năm 2030, và định hướng sau năm 2030.

Mục tiêu quy hoạch đến giai đoạn năm 2020, với công suất khoảng 2,5 triệu hành khách/năm; 9 vị trí đỗ máy bay; loại máy bay khai thác là A321 và tương đương; phương thức tiếp cận hạ cánh là cực kì chính xác.

Một số hoạch định tương lai của cảng hàng không Quốc tế Vinh – Nghệ An

Cùng với quy hoạch phát triển mở rộng về quy mô hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng với kỹ thuật ngày càng hiện đại, Cảng hàng không Quốc tế Vinh sẽ có nhiều hãng hàng không quan tâm khai thác, mở rộng thêm nhiều tuyến bay mới nhằm nối các địa phương trong nước với thành phố Vinh.

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2, công suất thiết kế khoảng 5 triệu hành khách/năm, bao gồm: khoảng 1 triệu hành khách quốc tế và 4 triệu hành khách nội địa. Tổng diện tích sàn nhà ga 11.706 m2, tổng mức đầu tư lên đến khoảng 1.681 tỉ đồng; dự án xây dựng sân đỗ trước nhà ga T2 với công suất thiết kế 7 vị trí đỗ máy bay code E, 2 vị trí đỗ máy bay code C, có tổng mức đầu tư khoảng 1.001 tỉ đồng. Các dự án này dự kiến bàn giao mặt bằng chấm nhất cuối quý II năm 2019, khởi công vào quý III năm 2019, và hoàn thành đưa vào khai thác quý IV năm 2020.

Với quy mô, chức năng phù hợp tại vị trí mới cùng phong cách kiến trúc mang lối hiện đại, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách theo dự báo, nhà ga mới mang tầm vóc công trình hàng không của quốc gia, sẽ nâng cao vị thế của thành phố Vinh – Nghệ An và nhiều khu vực Bắc Miền Trung; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất đầy tiềm năng này.

Một số dịch vụ nổi bật tại sân bay quốc tế Vinh – Nghệ An

  • Wifi tốc độ cao miễn phí
  • Những cây ATM tiện lợi tại sân bay
  • Các khu nhà hàng, tiệm cà phê
  • Trung tâm mua sắm
  • Khu vực vui chơi, thư giãn

Hy vọng với những thông tin về sân bay Quốc tế Vinh – Nghệ An được chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc chắn sẽ giúp ích cho chuyến đi đến thành phố Vinh của bạn được suôn sẻ và trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, đừng quên đặt vé máy bay sớm để có thể tiết kiệm thêm chi phí cho chuyến đi của mình nhé!

Bình luận của bạn